Kinh nghiệm xin giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm

Xin giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm là yêu cầu tối thiểu phải đạt được nếu doanh nghiệp muốn sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam. Với sự chuẩn bị phù hợp và nắm rõ các bước thực hiện sẽ giúp doanh nghiệp đạt được chứng nhận nhanh chóng chỉ trong vòng 10 – 20 ngày.

Nếu bạn đang muốn tìm hiểu cách lấy chứng nhận nhưng không biết bắt đầu từ đâu – Hãy thử tham khảo kinh nghiệm xin giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm dưới đây để nắm rõ lộ trình và tránh được những sai lầm thường gặp trong quá trình thực hiện.

Lộ trình xin giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm

Để rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí xin giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, trước hết doanh nghiệp cần nắm rõ lộ trình thực hiện. Thông thường, thủ tục xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm bao gồm 05 bước sau:

Bước 1: Kiểm tra, rà soát tồn đọng về cơ sở vật chất và điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh

Bước 2: Soạn hồ sơ xin giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm theo mẫu quy định

Bước 3: Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận cho loại hình và sản phẩm của doanh nghiệp

Bước 4: Tiếp đoàn thẩm định đánh giá tại cơ sở của doanh nghiệp

Bước 5: Khắc phục các tồn đọng cơ sở (nếu có)

kinh-nghiem-xin-giay-chung-nhan-an-toan-ve-sinh-thuc-pham
Quy trình xin giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm

Ở mỗi bước đều có các điểm mà doanh nghiệp cần lưu ý trong quá trình thực hiện. Dưới đây là kinh nghiệm xin giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm mà FSC đã đút kết trong quá trình tư vấn, hy vọng có thể giúp ích cho doanh nghiệp.

Kinh nghiệm khi xin giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm

Chuẩn bị hồ sơ 

Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ xin giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, doanh nghiệp cần xác định đủ số lượng thành phần hồ sơ và yêu cầu cần có của mỗi loại giấy tờ. Cụ thể, thành phần hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:

  • Đơn đề nghị xin giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất; các trang thiết bị, những dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm
  • Danh sách tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp kinh doanh sản xuất
  • Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và của những người trực tiếp kinh doanh sản xuất

Đối với mẫu đơn đề nghị doanh nghiệp cần sử dụng đúng mẫu theo quy định của nhà nước, không nên sử dụng mẫu biến thể khác vì khả năng cao hồ sơ sẽ bị trả về.

Hiện nay, việc tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm sẽ do doanh nghiệp tự tổ chức và được chủ cơ sở xác nhận mà không cần phải thông qua cơ quan nhà nước. Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm phải sử dụng đúng mẫu tùy theo sản phẩm thuộc quản lý của Bộ Công Thương, Bộ Y TếBộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn.

>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết về biểu mẫu tập huấn kiến thức ATTP

Về giấy xác nhận khám sức khỏe của chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp kinh doanh sản xuất phải do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp và còn hiệu lực tại thời điểm xin cấp chứng nhận thì mới có giá trị.

Đáp ứng các điều kiện về cơ sở 

Doanh nghiệp cần bám sát các yêu cầu về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất và kinh doanh để lên kế hoạch sửa chữa cho phù hợp. Nếu doanh nghiệp đang tái đánh giá lần 2 thì có thể dựa vào biên bản khắc phục lần 1 để làm cơ sở kiểm tra. Hãy liệt kê các hạng mục cần thực hiện thật chi tiết để không bỏ sót bất kỳ điều gì.

Trong quá trình tư vấn cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm, FSC nhận thấy rất nhiều doanh nghiệp bị phát sinh chi phí không đáng có ở khâu khắc phục điều kiện cơ sở. Nhiều doanh nghiệp không nắm rõ yêu cầu nên đã phải tốn gấp 2, gấp 3 lần chi phí để khắc phục cơ sở thay vì yêu cầu chỉ cần 1/3 chi phí doanh nghiệp bỏ ra.

Lời khuyên cho quý doanh nghiệp là nắm rõ các yêu cầu để thực hiện cho đúng, tránh việc đập phá, sửa chữa nhiều lần gây tốn kém chi phí đầu tư và nhân công sửa chữa.

Mời doanh nghiệp tham khảo:

>>  Yêu cầu đảm bảo ATTP đối với cơ sở kinh doanh

>>  Yêu cầu đảm bảo ATTP đối với cơ sở sản xuất

>> Yêu cầu đảm bảo ATTP đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống

Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền 

Hiện nay có 03 bộ quản lý việc xin giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm. Tùy loại sản phẩm mà doanh nghiệp cần nộp hồ sơ đúng cơ quan có thẩm quyền.

  1. Bộ Y tế
  2. Bộ Nông Nghiệp
  3. Bộ Công Thương

Xác định cơ quan thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ là một trong những vấn đề khá khó khăn đối với hầu hết doanh nghiệp. Tuy nhiên việc này vô cùng quan trọng vì nếu nộp hồ sơ không đúng cơ quan thẩm quyền thì hồ sơ của doanh nghiệp sẽ bị trả về.

>> Cách xác định cơ quan thẩm quyền để nộp hồ sơ. XEM TẠI ĐÂY

Tiếp đoàn thẩm định đánh giá cơ sở

kinh-nghiem-xin-giay-chung-nhan-an-toan-ve-sinh-thuc-pham
Chuẩn bị hồ sơ tiếp đoàn thẩm định đánh giá tại cơ sở

Ngoài việc chuẩn bị các điều kiện cơ sở, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị các hồ sơ dưới đây để tiếp đoàn thẩm định:

  • Giấy phép kinh doanh bản gốc
  • Danh sách tập huấn kiến thức ATTP của chủ cơ sở và người trực tiếp kinh doanh, sản xuất
  • Giấy khám sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp kinh doanh, sản xuất
  • Hồ sơ nguồn gốc hàng hóa bao gồm hợp đồng, hóa đơn mua bán và hồ sơ công bố hoặc tự công bố của nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến nhập về để sản xuất sản phẩm
  • Hồ sơ nguồn gốc bao bì trực tiếp tiếp xúc thực phẩm bao gồm hợp đồng mua bán, hóa đơn , hồ sơ tự công bố, kết quả kiểm nghiệm của bao bì trực tiếp sản xuất thực phẩm
  • Hồ sơ nước đá bao gồm hợp đồng mua bán, hóa đơn, hồ sơ tự công bố, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP cơ sở nước đá, kiểm nghiệm nước đá ( đối với trường hợp dùng nước đá ướp thực phẩm)
  • Hóa đơn về nguồn nước sử dụng
  • Tài liệu quảng cáo, hồ sơ xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm thuộc diện phải đăng ký nội dung quảng cáo
  • Và các hồ sơ khác nếu đoàn kiểm tra có yêu cầu thêm

Trên đây là kinh nghiệm xin giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm mà chúng tôi muốn chia sẻ đến quý doanh nghiệp, hy vọng với những thông tin trên có thể giúp doanh nghiệp nhanh chóng có được giấy chứng nhận với mức chi phí thấp nhất.

Để được tư vấn khắc phục điều kiện cơ sở và chuẩn bị hồ sơ xin giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm vui lòng liên hệ Hotline: 0937 719 694 (Ms. Phụng) – 0903 809 567 (Mr. An Đỗ) hoặc gửi về địa chỉ email: lienhefsc@gmail.com để được hỗ trợ và cung cấp dịch vụ tốt nhất.

>> Xem thêm:

Dịch vụ tư vấn giấy phép ATTP cơ sở sản xuất

Dịch vụ tư vấn giấy phép ATTP cơ sở kinh doanh 

Dịch vụ tư vấn giấy phép ATTP  dịch vụ ăn uống

Dịch vụ tư vấn giấy phép ATTP khác

5/5 - (1 bình chọn)