Dịch vụ

Giấy phép sản xuất rượu

Rượu là loại sản phẩm đặc biệt, có nhiều vấn đề cần phải lưu ý: Thuế, hồ sơ giấy tờ, quy định quảng cáo, giấy phép sản xuất rượu, … . Cơ sở nếu chưa có hoặc thiếu một trong những giấy tờ sau đây thì xưởng sản xuất của bạn sẽ có thể bị phạt hành chính hoặc buộc phải đóng cửa vì không đủ điều kiện được hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

Nếu như bạn đang cần tìm một đơn vị để hỗ trợ tư vấn và đồng hành lâu dài trong mảng sản xuất, kinh doanh rượu thì FSC là sự lựa chọn rất đáng để cân nhắc. Chúng tôi đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn và đã hỗ trợ cho hàng ngàn doanh nghiệp thuận lợi trong việc sản xuất và phân phối rượu ra thị trường. Với những thành tựu có được, chúng tôi tự tin có thể hỗ trợ bạn có được đầy đủ, nhanh chóng bộ giấy phép sản xuất rượu dựa trên cơ sở thượng tôn pháp luật.

Các dịch vụ liên quan đến giấy phép sản xuất rượu

Giấy phép sản xuất rượu thủ công

Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp

Công bố hợp quy rượu

Chứng nhận an toàn thực phẩm

Phân biệt giấy phép sản xuất rượu thủ công và công nghiệp

Loại hình sản xuất rượu thủ công

  • Trang thiết bị: Sản xuất bằng các công cụ truyền thống như: nồi (kháp) đồng, ống dẫn hơi rượu, bồn lạnh
  • Quy mô: Quy mô nhỏ lẻ hơn so với sản xuất rượu công nghiệp và thường được áp dụng sản xuất  bởi các hộ gia đình hoặc cá nhân
  • Mục đích sản xuất: Nhằm mục đích kinh doanh
  • Điều kiện đăng ký: Có đăng ký kinh doanh ngành, nghề sản xuất rượu thủ công. Có đầy đủ phòng chức năng phục vụ cho các công đoạn

Loại hình sản xuất rượu công nghiệp

  • Trang thiết bị: Thực hiện bằng dây chuyền máy móc, thiết bị công nghiệp hiện đại
  • Quy mô: Có quy mô sản xuất lớn, thường là các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất
  • Quy mô: Quy mô sản xuất lớn, thường là cách doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất
  • Mục đích sản xuất: Để bán cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại rượu
  • Điều kiện đăng ký: Có cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất rượu. Có dây chuyền máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất rượu

Cơ sở sản xuất rượu cần có giấy phép gì ? 

1. Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Cơ sở sản xuất rượu bắt phải có chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền thẩm định và cấp phép (Tên gọi khác của chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm). Chứng nhận này sẽ được cấp cho các cơ sở sản xuất là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Riêng đối với các hộ kinh doanh nhỏ lẻ chỉ cần gửi BẢN CAM KẾT đến cơ quan có thẩm quyền do Ủy Ban Nhân Dân cấp tỉnh phân cấp quản lý về An Toàn Thực Phẩm trên địa bàn theo điểm B khoản 2 điều 10 Chương IV Lĩnh Vực Kinh Doanh Thực Phẩm nghị định 17/2020/NĐ-CP.
Thông thường thời gian để xử lý và hoàn tất có được chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là 15 – 20 ngày làm việc. Yêu cầu sơ sở phải đáp ứng được các yêu cầu về cơ sở vật chất và các hồ sơ chứng từ theo yêu cầu.

2. Chứng nhận hợp quy rượu

Sau năm 2018 tính trở về đây thì quy định công bố hợp quy rượu đã bị bãi bỏ, thay vào đó rượu sẽ thuộc diện tự công bố sản phẩm. Các cơ sở sản xuất rượu thủ công, khi đưa sản phẩm ra thị trường bắt buộc phải kiểm nghiệm và làm hồ sơ tự công bố rượu theo quy định của Bộ Công Thương. Một số lưu ý khi thực hiện tự công bố rượu:

  • Xây dựng đúng chỉ tiêu theo quy định dựa vào thành thần của rượu
  • Kê khai thông tin sản phẩm đúng quy định
  • Thiết kế nhãn phải tuân thủ luật ghi nhãn
  • Xác định đúng cơ quan tiếp nhận

Lưu ý: Năm 2024 hồ sơ công bố sẽ nộp về Sở An Toàn Thực Phẩm TPHCM

3. Giấy phép sản xuất rượu thủ công hoặc rượu công nghiệp

Sau khi đã có 2 thủ tục trên, thủ tục quan trọng mà doanh nghiệp cần thực hiện sau cùng đó là xin giấy phép sản xuất rượu. Trên giấy phép sản xuất rượu sẽ thể hiện rõ năng suất sản xuất và các loại rượu được phép sản xuất. Dưới đây là mẫu giấy phép sản xuất rượu thủ công do Huyện Hóc Môn TPHCM cấp:

Mức xử phạt khi không có giấy phép sản xuất rượu  

Căn cứ, Điều 4 Nghị định 105/2017/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP) do kinh doanh rượu thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Vì vậy, quy định thương nhân sản xuất rượu thủ công để kinh doanh phải tuân thủ các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia…

Căn cứ Điều 25 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử lý hành vi vi phạm về đăng ký bán rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên tiêu dùng tại chỗ, kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 độ và sản xuất rượu thủ công có độ cồn từ 5,5 độ trở lên bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại:

  1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất rượu thủ công có độ cồn từ 5,5 độ trở lên bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại mà không đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt cơ sở sản xuất.
  2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi bán rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên tiêu dùng tại chỗ hoặc kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 độ mà không đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện theo quy định.

TƯ VẤN GIẤY PHÉP SẢN XUẤT RƯỢU TỪ A ĐẾN Z

Cách tiết kiệm chi phí khi xin giấy phép sản xuất rượu

Xác định rõ loại hồ sơ cần tiến hành

Trên thực tế, việc xác định loại hình thủ công hay công nghiệp vẫn đang là vấn đề khó đối với doanh nghiệp. Mỗi loại hình sẽ có cơ quan tiếp nhận hồ sơ và yêu cầu về điều kiện cơ sở khác nhau.

Xác định cơ sở thuộc diện xin giấy phép rượu thủ công hay phải xin giấy phép rượu công nghiệp ? Cơ sở cần xin chứng nhận an toàn thực phẩm hay chỉ cần làm bản cam kết là được. Đây là việc rất quan trọng cần phải làm rõ ngay từ đầu để tránh mất thời gian và chi phí thực hiện.
FSC sẽ định hướng và hướng dẫn doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu của cơ quan chức năng ngay từ đầu trước khi bắt tay vào thực hiện.

Theo dõi tiến độ hồ sơ liên tục

Hồ sơ sau khi nộp lên cần được theo dõi và xử lý liên tục. Trên thực tế, có nhiều cơ sở đã nộp hồ sơ nhưng không thấy được giải quyết, có thể là do hồ sơ chưa hợp lệ, thiếu thành phần hồ sơ hoặc thiếu bước nộp hồ sơ online.
Với lợi thế nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực xin giấy phép sản xuất rượu, FSC nắm rõ quy định hiện hành để lên kế hoạch thực hiện và chủ động hoàn thành. Chúng tôi hiểu rõ thời gian đối với doanh nghiệp là quý báu, chính vì thế chuyên viên FSC sẽ sát sao từng hạng mục, thay mặt doanh nghiệp dựng hồ sơ, nộp lên cơ quan có thẩm quyền và đại diện giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.

Duy trì điều kiện để tiếp đoàn thanh tra

Không phải chỉ cần có đủ bộ giấy phép là được, mà các cơ sở sản xuất rượu còn phải chịu sự thanh tra từ Sở An Toàn Thực Phẩm hoặc cơ quan địa phương. Do đó, cần duy trì điều kiện cơ sở và hồ sơ như lúc ban đầu cấp phép, trường hợp đã có giấy phép nhưng cơ sở không duy trì được vẫn sẽ bị xử phạt hành chính và thu hồi, buộc ngưng sản xuất tại thời điểm kiểm tra.

Hiểu được điều này, chúng tôi không dừng lại ở việc hoàn thành xin giấy phép mà còn có trách nhiệm hỗ trợ pháp lý trọn đời cho quý doanh nghiệp. Vì thế, các hồ sơ, giấy tờ luôn được FSC chuẩn bị chu đáo và đầy đủ, đảm bảo giúp quý doanh nghiệp luôn suôn sẻ và thuận lợi trong suốt quá trình hoạt động.

Quy trình tư vấn giấy phép sản xuất rượu

Trên đây là một số kinh nghiệm FSC muốn chia sẻ đến quý doanh nghiệp liên quan đến vấn đề xin giấy phép sản xuất rượu. Tại FSC, chúng tôi đã triển khai dịch vụ tư vấn xin giấy phép sản xuất rượu trọn gói từ A – Z giúp doanh nghiệp nhanh chóng có được giấy chứng nhận để đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường.

Quy trình FSC thực hiện xin giấy phép sản xuất rượu
Quy trình FSC thực hiện xin giấy phép sản xuất rượu
Bước 1 – FSC tiếp nhận thông tin và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ
Các chuyên gia sẽ kiểm tra các tài liệu hồ sơ do khách hàng cung cấp. Chúng tôi sẽ hướng dẫn doanh nghiệp bổ sung hoặc chỉnh sửa nếu hồ sơ chưa hợp lệ.
Bước 2 –  Tư vấn khắc phục tồn tại cơ sở vật chất
Chuyên gia FSC sẽ trực tiếp đến doanh nghiệp để khảo sát các điều kiện về cơ sở vật chất và cách bố trí quy trình thực tiễn. Từ đó, chúng tôi sẽ hướng dẫn doanh nghiệp khắc phục các tồn tại về cơ sở vật chất để đáp ứng điều kiện được phép cấp giấy phép sản xuất rượu.
Bước 3 – Soạn hồ sơ và nộp hồ sơ
Sau khi đã hướng dẫn doanh nghiệp khắc phục cơ sở và chuẩn bị các hồ sơ tài liệu hợp lệ, FSC sẽ tiến hành soạn hồ sơ, thay doanh nghiệp đóng lệ phí và nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép cho cơ sở của quý doanh nghiệp.
Bước 4 – Tiếp đoàn thẩm định
FSC sẽ cùng doanh nghiệp tiếp đoàn thẩm định
Bước 5 – Nhận và gửi giấy chứng nhận cho doanh nghiệp
FSC sẽ theo dõi kết quả, nhận giấy phép an toàn thực phẩm và bàn giao cho doanh nghiệp. Sau khi bàn giao chứng nhận, chuyên gia FSC sẽ tư vấn duy trì và tiếp tục hỗ trợ giải đáp thắc mắc (nếu doanh nghiệp cần)

03 thế mạnh dịch vụ tư vấn giấy phép sản xuất rượu thủ công

Tốc độLuôn đặt mình vào vị trí khách hàng để hiểu được áp lực thời gian và những rủi ro mà doanh nghiệp có thể đối mặt nếu kéo dài thời gian xin cấp phép. Ngay khi nhận được thông tin từ khách hàng, đội ngũ chuyên gia FSC ngay lập tức xúc tiến tăng tốc để hoàn thành và bàn giao giấy phép an toàn thực phẩm cho doanh nghiệp trong thời gian sớm nhất.Với hơn 10 năm kinh nghiệm thụ lý hồ sơ với nhiều mức độ khó – dễ khác nhau, đội ngũ chuyên gia FSC tự tin xử lý linh hoạt và kịp thời với các vấn đề phát sinh để đảm bảo quá trình thẩm tra, cấp chứng nhận được diễn ra đúng tiến độ như cam kết ban đầu.

Chi phí: Không chỉ ở vai trò là người đọc luật – hiểu luật và áp dụng luật vào trong tư vấn, mà chúng tôi còn đặt mình vào vị trí của khách hàng để đưa ra những giải pháp tốt nhất, sao cho vừa đáp ứng các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm vừa tối thiểu chi phí sửa chữa cho doanh nghiệp.
Chuyên môn: 90% chuyên viên tư vấn tại FSC đều có bằng kỹ sư công nghệ thực phẩm do đó ngoài tư vấn giấy phép, chuyên viên còn có thể tư vấn chuyên sâu về các vấn đề hay gặp trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm (Hạn sử dụng, phân tích kết quả kiểm nghiệm để đưa ra phương pháp ngăn ngừa rủi ro, giải quyết khiếu nại khách hàng, …) . FSC là viết tắt của Food Safety Center và Đây cũng là kim chỉ nam hoạt động của chúng tôi. Chúng tôi không chạy theo lợi nhuận mà chỉ muốn tập trung vào chuyên môn của mình để hỗ trợ tốt nhất cho quý khách hàng đang hoạt động trong lĩnh vực này.
Hỗ trợ liên tục: Không chỉ là một đối tác mà còn hơn cả thế, chúng tôi mong muốn trở thành người đồng hành pháp lý tuyệt vời để có thể sẵn sàng hỗ trợ bất cứ lúc nào khi doanh nghiệp cần. Sau khi bàn giao giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm, FSC sẽ tiếp tục hỗ trợ giải đáp các thắc mắc liên quan đến việc kiểm tra định kỳ và kiểm tra ngẫu nhiên.
Bạn có thể dễ dàng tìm được đơn vị nhận làm giấy phép nhưng để tìm được đơn vị chuyên mảng thực phẩm và cam kết đồng hành lâu dài về mặt thanh tra hậu kiểm thì rất khó. FSC hiểu rằng, cái mà doanh nghiệp cần không chỉ là tờ giấy mà còn cần có một đơn vị hậu phương để hỗ trợ bất cứ khi nào mình cần. Ngoài ra, chúng tôi sẽ thông báo đến doanh nghiệp những thay đổi liên quan đến luật an toàn thực phẩm mới nhất để doanh nghiệp kịp thời nắm bắt.
CEO FSC – Chuyên gia ISO, kỹ sư công nghệ thực phẩm và cử nhân luật kinh tế đã có 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong ngành thực phẩm
CEO FSC – Chuyên gia ISO, kỹ sư công nghệ thực phẩm và cử nhân luật kinh tế đã có 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong ngành thực phẩm

VIDEO CHUYÊN VIÊN FSC TƯ VẤN GIẤY PHÉP SẢN XUẤT RƯỢU
@congtyfsc

#trending #sanxuatruouthucong #ruoungam #chungnhanantoanthucpham #congbosanpham #xuhuongtiktok #giayphepsanxuatruou #congtyfsc #tuvan

♬ nhạc nền – Phụng Giấy Phép Thực Phẩm – Phụng Giấy Phép Thực Phẩm

Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề xin giấy phép sản xuất rượu thủ công và rượu công nghiệp vui lòng liên hệ qua Hotline: 0937 719 694 (Ms. Phụng) – 0903 809 567 ( Mr. An) để được tư vấn miễn phí và cung cấp dịch vụ tốt nhất.
Xem thêm

KHÁCH HÀNG CỦA CHÚNG TÔI

LIÊN HỆ VỚI FSC