Dịch vụ

Chứng nhận an toàn thực phẩm

Công Ty TNHH Dịch Vụ Thực Phẩm Quốc Tế FSC chuyên tư vấn các loại giấy phép ngành thực phẩm, nổi bật là dịch vụ xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm được khách hàng đánh giá cao bởi sự chuyên nghiệp, uy tín và giá cả phải chăng.Hiện FSC  là đơn vị tư vấn dẫn đầu cả về số lượng khách hàng và số lượng dự án tư vấn cho doanh nghiệp thực phẩm đang hoạt động tại Việt Nam.

Với đội ngũ chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm và sự tận tâm, FSC đã chứng tỏ được sức mạnh và sự xuất sắc của mình trong việc cung cấp các dịch vụ pháp lý chất lượng cao trong nhiều năm vừa qua.

Các dịch vụ xin chứng nhận an toàn thực phẩm

Quán cà phê, nước giải khát

Nhà hàng, quán ăn

Bếp ăn tập thể

Cơ sở kinh doanh

Cơ sở sản xuất

Kho chứa thực phẩm

Chứng nhận an toàn thực phẩm là gì ?

Chứng nhận an toàn thực phẩm hay còn gọi là chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Đây là chứng nhận mà doanh nghiệp bắt buộc phải có trước khi hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam.

Các cơ sở đã được cấp chứng nhận an toàn thực phẩm có trách nhiệm duy trì cơ sở, hồ sơ giấy tờ đảm bảo điều kiện như ban đầu được cấp phép. Theo quy định, hàng năm các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm sẽ phải chịu sự thanh tra, kiểm tra không quá 02 lần/ năm.

Mẫu chứng nhận an toàn thực phẩm
Mẫu chứng nhận an toàn thực phẩm

Chứng nhận an toàn thực phẩm có bắt buộc hay không ?

Xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm (hay còn gọi là giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm) là thủ tục pháp lý quan trọng bắt buộc phải thực hiện đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, trừ các trường hợp không thuộc diện cấp chứng nhận an toàn thực phẩm theo quy định tại Điều 12 Nghị Định 15/2018/NĐ-CP. Xin giấy phép an toàn thực phẩm là việc cần thiết phải làm để đủ điều kiện sản xuất kinh doanh hợp pháp.

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như cơ sở kinh doanh thực phẩm của bạn chưa có chứng nhận an toàn thực phẩm? Dưới đây là các rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt:
  • Mất cơ hội tham gia đấu thầu vào các dự án siêu lợi nhuận
  • Không được phép hoạt động vì không đáp ứng điều kiện của cơ quan nhà nước
  • Không bán được hàng vì hàng hóa không có giấy tờ chứng minh an toàn thực phẩm
  • Mất ưu thế cạnh tranh so với đối thủ cùng ngành
  • Bị thanh tra phạt hành chính và buộc đóng cửa vì chứng nhận đã hết hiệu lực

Các trường hợp không cần xin giấy phép an toàn thực phẩm

Để tránh mất thời gian, đầu tiên doanh nghiệp cần xác định chắc chắn đơn vị của mình có thuộc diện xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm hay không ?Theo điều 12 nghị định 15/2018/NĐ-CP Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

  1. Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
  2. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
  3. Sơ chế nhỏ lẻ;
  4. Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
  5. Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
  6. Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
  7. Nhà hàng trong khách sạn;
  8. Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
  9. Kinh doanh thức ăn đường phố;
  10. Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp không nằm trong các trường hợp trên thì BẮT BUỘC phải xin giấy phép an toàn thực phẩm trước khi tiến hành sản xuất, kinh doanh. Nếu đã đi vào hoạt động mà không có giấy phép, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo Nghị Định 115/2018/NĐ-CP – Quy định xử phạt hành chính về An toàn thực phẩm.

Lưu ý: Các cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ không thuộc diện xin giấy chứng nhận trên thì cần phải làm bản cam kết an toàn thực phẩm và thực hiện tập huấn kiến thức theo đúng quy định của pháp luật.

Chứng nhận an toàn thực phẩm FSC bàn giao cho khách
Chứng nhận an toàn thực phẩm FSC bàn giao cho khách

Thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

1.Hồ sơ xin cấp chứng nhận an toàn thực phẩm

Dưới đây là các hồ sơ, giấy tờ cần có để đăng ký xin cấp chứng nhận an toàn thực phẩm:

Lưu ý: Chủ cơ sở và nhân viên trong đơn vị xin cấp chứng nhận an toàn thực phẩm bắt buộc phải có đủ sức khoẻ để hoạt động tại cơ sở. Khám sức khoẻ cho chủ cơ sở và nhân viên là một trong những yêu cầu quan trọng, bắt buộc phải thực hiện định kỳ 01 năm/ lần. Đồng thời phải thực hiện tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành và phải trải qua bài kiểm tra liên quan đến kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm.

VIDEO CHUYÊN VIÊN FSC ĐI KHẢO SÁT VÀ TƯ VẤN TRỰC TIẾP TẠI CƠ SỞ

@congtyfsc

Tư vấn xây xưởng đúng nguyên tắc an toàn thực phẩm #phunggiayphepthucpham #learnontiktok #viralvideo #xuhuongtiktok #giayphepantoanvesinhthucpham

♬ nhạc nền – Phụng Giấy Phép Thực Phẩm – Phụng Giấy Phép Thực Phẩm

Quy trình FSC thực hiện xin cấp chứng nhận an toàn thực phẩm
Quy trình FSC thực hiện xin cấp chứng nhận an toàn thực phẩm

2.Chứng nhận an toàn thực phẩm do ai cấp ?

Bộ Y Tế, Bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn, Bộ Công Thương. Đây là 03 cơ quan được phân công và phối hợp thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, cụ thể như sau ( trích dẫn điều 36 Nghị định 15/2018/NĐ-CP):

Cơ quan cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP tại 03 Bộ sẽ được phân chia như sau:

BỘ Y TẾ

– Dịch vụ ăn uống

– Cơ sở sản xuất nước uống đóng bình, đóng chai, nước đá dùng liền

– Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến…các sản phẩm khác thuộc danh mục Bộ Y Tế quản lý

BỘ CÔNG THƯƠNG

– Rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, bánh kẹo, bột và tinh bột, thực phẩm bao gói sẵn

BỘ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

– Rau, củ, quả, thịt, cá, trứng,…

3.Chứng nhận an toàn thực phẩm xin ở đâu?

Tuỳ vào loại hình hoạt động, cơ sở đang đăng ký hộ kinh doanh hay công ty để xác định chính xác cơ quan tiếp nhận hồ sơ xin chứng nhận an toàn thực phẩm. Tại TPHCM và Đà Nẵng, chứng nhận an toàn thực phẩm sẽ được nộp vể Sở An Toàn Thực Phẩm. Riêng các tỉnh còn lại thì sẽ được nộp về Chi Cục Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm hoặc cơ quan tiếp nhận tương đương được địa phương chỉ định.

4.Điều kiện để được cấp chứng nhận an toàn thực phẩm

  • Địa điểm đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh phải cách xa nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác
  • Bố trí theo nguyên tắc một chiều
  • Nguồn nước sử dụng phải đạt quy chuẩn phục vụ cho việc sản xuất, kinh doanh
  • Đủ trang thiết bị để phục vụ cho việc xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng; thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại.
  • Thực hiện tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm, khám sức khỏe cho chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia đóng gói.
  • Có đủ hệ thống bồn rửa
  • Hệ thống cống rãnh kín, thoát nước tốt, không ứ đọng, dễ vệ sinh
  • Có biện pháp phòng chống côn trùng, động vật gây hại: lắp lưới chắn côn trùng khu vực có cửa mở, đèn bắt côn trùng, bẫy chuột.
  • Đèn chiếu sáng nếu là bóng thủy tinh phải được che chắn lại, tránh trường hợp cháy nổ mảng vỡ rơi vào thực phẩm.
  • Dụng cụ chứa đựng thực phẩm phải có tủ kín bảo quản.
  • Các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm, phẳng, dễ vệ sinh, không bị ăn mòn, rỉ sét.
  • Nhà vệ sinh không được nằm trong khu vực chế biến và trước hướng đi của thực phẩm.

Và còn các điều kiện khác tuỳ vào thời điểm và theo đoàn thẩm định.

Doanh nghiệp cần đáp ứng điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm
Doanh nghiệp cần đáp ứng điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm

Quy định xử phạt không có chứng nhận an toàn thực phẩm

Căn cứ Nghị Định số 178/2013/NĐ – CP, quy định mức xử phạt đối với các hành vi sau đây:

Phạt từ 20.000.000 đồng – 30.000.000 đồng nếu kinh doanh dịch vụ ăn uống không có hoặc chứng nhận an toàn thực phẩm đã hết hiệu lực

Phạt từ 30.000.000 đồng – 40.000.000 đồng nếu sản xuất kinh doanh không có hoặc chứng nhận an toàn thực phẩm đã hết hiệu lực

Ngoài phạt hành chính thì các cơ sở vi phạm sẽ bị yêu cầu thu hồi thực phẩm đã sản xuất và phân phối ra thị trường đồng thời bị buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm vi phạm.

Các câu hỏi thường gặp khi xin chứng nhận an toàn thực phẩm

1.Chi phí xin chứng nhận an toàn thực phẩm 

Trước đây, nếu như rớt thẩm định an toàn thực phẩm thì doanh nghiệp có quyền nộp hồ sơ và xin cấp lại. Tuy nhiên, theo quy định mới nhất hiện nay thì sau 02 ngày – 07 ngày kể từ ngày rớt thẩm định, doanh nghiệp sẽ nhận công văn yêu cầu đóng cửa cho đến khi có được chứng nhận an toàn thực phẩm. Nhận được công văn từ Sở ATTP, UNBD cấp Quận/phường sẽ chịu trách nhiệm giám sát và niêm phong trong thời gian chờ cấp chứng nhận hợp lệ.

Phí xin cấp chứng nhận an toàn thực phẩm tại FSC đang triển khai chỉ từ 7.000.000 VNĐ. Cam kết tư vấn đúng quy định hiện hành, đạt thẩm định ngay từ lần đầu nộp hồ sơ. Để tìm hiểu thông tin mức giá cụ thể cho trường hợp của bạn, hãy liên hệ với FSC qua hotline: Ms Phụng – 093 7719694

2. Chứng nhận an toàn thực phẩm hết hiệu lực thì có gia hạn được không ?

Không có thủ tục gia hạn, trong vòng 6 tháng, tính đến ngày hết hạn của giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, cơ sở phải làm thủ tục xin cấp lại giấy chứng nhận để tránh bị xử phạt không đáng có.

3.Công ty có nhiều chi nhánh thì xin bao nhiêu chứng nhận ?

Công ty có nhiều chi nhánh thì tương ứng với mỗi địa điểm cần phải chứng nhận an toàn thực phẩm tương đương. Để đủ điều kiện xin cấp chứng nhận thì cơ sở phải đáp ứng các điều kiện về an toàn thực phẩm và có đăng ký ngành nghề tương ứng.

4.Chứng nhận an toàn thực phẩm có hiệu lực trong bao lâu? 

Chứng nhận an toàn thực phẩm có thời hạn 03 năm kể từ ngày cấp. Trong vòng 6 tháng, tính đến ngày hết hạn của giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, cơ sở phải làm thủ tục xin cấp lại giấy chứng nhận để tránh bị xử phạt không đáng có.

5. Thời gian làm giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là bao lâu ?

Thời gian làm giấy chứng nhận an toàn là 15 – 20 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ.

DỊCH VỤ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN THỰC PHẨM

FSC hiện là đơn vị tư vấn dẫn đầu cả về số lượng khách hàng và số lượng dự án tư vấn giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Với đội ngũ chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm và sự tận tâm, FSC đã chứng tỏ được sức mạnh và sự xuất sắc của mình trong việc cung cấp các dich vụ pháp lý chất lượng cao trong nhiều năm qua.

SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG LÀ THÀNH CÔNG CỦA CHÚNG TÔI. Đây chính là động lực giúp FSC không ngừng cải tiến chất lượng dịch vụ bằng cả sự tận tâm và nhiệt huyết nhằm hướng tới mục tiêu làm hài lòng cả những khách hàng khó tính nhất.

Quy trình xin chứng nhận an toàn thực phẩm

Bước 1 – FSC tiếp nhận thông tin và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ

Các chuyên gia sẽ kiểm tra các tài liệu hồ sơ do khách hàng cung cấp. Chúng tôi sẽ hướng dẫn doanh nghiệp bổ sung hoặc chỉnh sửa nếu hồ sơ chưa hợp lệ.

Bước 2 –  Tư vấn khắc phục tồn tại cơ sở vật chất, tập huấn ATTP và khám sức khỏe

Chuyên gia FSC sẽ trực tiếp đến doanh nghiệp để khảo sát các điều kiện về cơ sở vật chất và cách bố trí quy trình thực tiễn. Từ đó, chúng tôi sẽ hướng dẫn doanh nghiệp khắc phục các tồn tại về cơ sở vật chất để đáp ứng điều kiện được phép cấp giấy an toàn thực phẩm.

Bước 3 – Soạn hồ sơ và nộp hồ sơ

Sau khi đã hướng dẫn doanh nghiệp khắc phục cơ sở và chuẩn bị các hồ sơ tài liệu hợp lệ, FSC sẽ tiến hành soạn hồ sơ, thay doanh nghiệp đóng lệ phí và nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép cho cơ sở của quý doanh nghiệp.

Bước 4 – Tiếp đoàn thẩm định

FSC sẽ cùng doanh nghiệp tiếp đoàn thẩm định

Bước 5 – Nhận và gửi giấy chứng nhận cho doanh nghiệp

FSC sẽ theo dõi kết quả, nhận giấy phép an toàn thực phẩm và bàn giao cho doanh nghiệp. Sau khi bàn giao chứng nhận, chuyên gia FSC sẽ tư vấn duy trì và tiếp tục hỗ trợ giải đáp thắc mắc ( nếu doanh nghiệp cần)

Quy trình tư vấn chứng nhận an toàn thực phẩm tại FSC
Quy trình tư vấn chứng nhận an toàn thực phẩm tại FSC

03 thế mạnh dịch vụ tư vấn chứng nhận an toàn thực phẩm

Tốc độ: Luôn đặt mình vào vị trí khách hàng để hiểu được áp lực thời gian và những rủi ro mà doanh nghiệp có thể đối mặt nếu kéo dài thời gian xin cấp phép. Ngay khi nhận được thông tin từ khách hàng, đội ngũ chuyên gia FSC ngay lập tức xúc tiến tăng tốc để hoàn thành và bàn giao giấy phép an toàn thực phẩm cho doanh nghiệp trong thời gian sớm nhất.

Dịch vụ tư vấn chứng nhận an toàn thực phẩm tại FSC
Dịch vụ tư vấn chứng nhận an toàn thực phẩm tại FSC

Với hơn 10 năm kinh nghiệm thụ lý hồ sơ với nhiều mức độ khó – dễ khác nhau, đội ngũ chuyên gia FSC tự tin xử lý linh hoạt và kịp thời với các vấn đề phát sinh để đảm bảo quá trình thẩm tra, cấp chứng nhận được diễn ra đúng tiến độ như cam kết ban đầu.

Chi phí: Không chỉ ở vai trò là người đọc luật – hiểu luật và áp dụng luật vào trong tư vấn, mà chúng tôi còn đặt mình vào vị trí của khách hàng để đưa ra những giải pháp tốt nhất, sao cho vừa đáp ứng các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm vừa tối thiểu chi phí sửa chữa cho doanh nghiệp.

Chuyên môn: 90% chuyên viên tư vấn tại FSC đều có bằng kỹ sư công nghệ thực phẩm do đó ngoài tư vấn giấy phép, chuyên viên còn có thể tư vấn chuyên sâu về các vấn đề hay gặp trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm (Hạn sử dụng, phân tích kết quả kiểm nghiệm để đưa ra phương pháp ngăn ngừa rủi ro, giải quyết khiếu nại khách hàng, …) . FSC là viết tắt của Food Safety Center và Đây cũng là kim chỉ nam hoạt động của chúng tôi. Chúng tôi không chạy theo lợi nhuận mà chỉ muốn tập trung vào chuyên môn của mình để hỗ trợ tốt nhất cho quý khách hàng đang hoạt động trong lĩnh vực này. 

Hỗ trợ liên tục: Không chỉ là một đối tác mà còn hơn cả thế, chúng tôi mong muốn trở thành người đồng hành pháp lý tuyệt vời để có thể sẵn sàng hỗ trợ bất cứ lúc nào khi doanh nghiệp cần. Sau khi bàn giao giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm, FSC sẽ tiếp tục hỗ trợ giải đáp các thắc mắc liên quan đến việc kiểm tra định kỳ và kiểm tra ngẫu nhiên.

Bạn có thể dễ dàng tìm được đơn vị nhận làm giấy phép nhưng để tìm được đơn vị chuyên mảng thực phẩm và cam kết đồng hành lâu dài về mặt thanh tra hậu kiểm thì rất khó. FSC hiểu rằng, cái mà doanh nghiệp cần không chỉ là tờ giấy mà còn cần có một đơn vị hậu phương để hỗ trợ bất cứ khi nào mình cần. Ngoài ra, chúng tôi sẽ thông báo đến doanh nghiệp những thay đổi liên quan đến luật an toàn thực phẩm mới nhất để doanh nghiệp kịp thời nắm bắt.

CEO FSC - Chuyên gia ISO, kỹ sư công nghệ thực phẩm và cử nhân luật kinh tế đã có 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong ngành thực phẩm
CEO FSC – Chuyên gia ISO, kỹ sư công nghệ thực phẩm và cử nhân luật kinh tế đã có 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong ngành thực phẩm

FSC hỗ trợ xin chứng nhận an toàn thực phẩm ở khu vực nào ?

Hiện tại, FSC có 2 chi nhánh đang hoạt động tại Thành Phố Hồ Chí Minh và Bình Dương. Do đó chúng tôi đang đẩy mạnh dịch vụ trọn gói và hỗ trợ tốt cho khách hàng ở các khu vực sau:

HOẠT ĐỘNG KHI CHƯA CÓ CHỨNG NHẬN AN TOÀN THỰC PHẨM CÓ SAO KHÔNG ?

@congtyfsc

HOẠT ĐỘNG KHI CHƯA CÓ CHỨNG NHẬN AN TOÀN THỰC PHẨM CÓ SAO KHÔNG ? #xuhuongtiktok #trendingtiktok #phunggiayphepthucpham #giayphepthucpham #chungnhanantoanthucpham

♬ nhạc nền – Phụng Giấy Phép Thực Phẩm – Phụng Giấy Phép Thực Phẩm

Nếu có khó khăn này trong quá trình chứng nhận an toàn thực phẩm, doanh nghiệp đừng ngần ngại liên hệ chúng tôi qua Hotline: 0937 719 694 (Ms. Phụng) – 0903 809 567 ( Mr. An Đỗ) để được tư vấn miễn phí và cung cấp dịch vụ tốt nhất. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ Quý doanh nghiệp 24/7.

Xem thêm

KHÁCH HÀNG CỦA CHÚNG TÔI

LIÊN HỆ VỚI FSC