Xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm ( hay còn gọi là giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm) là thủ tục pháp lý quan trọng bắt buộc phải thực hiện đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, trừ các trường hợp không thuộc diện cấp chứng nhận an toàn thực phẩm theo quy định tại Điều 12 Nghị Định 15/2018/NĐ-CP.
Vậy thủ tục xin cấp giấy an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm được thực hiện như thế nào? Có thể xin giấy phép an toàn thực phẩm ở đâu? Bài viết sau đây, FSC sẽ giúp doanh nghiệp giải đáp nhanh những khúc mắc này.
Các trường hợp không cần xin giấy phép an toàn thực phẩm
Để tránh mất thời gian, đầu tiên doanh nghiệp cần xác định chắc chắn đơn vị của mình có thuộc diện xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm hay không ?
Theo điều 12 nghị định 15/2018/NĐ-CP Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
- Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
- Sơ chế nhỏ lẻ;
- Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
- Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
- Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
- Nhà hàng trong khách sạn;
- Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
- Kinh doanh thức ăn đường phố;
- Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp không nằm trong các trường hợp trên thì BẮT BUỘC phải xin giấy phép an toàn thực phẩm trước khi tiến hành sản xuất, kinh doanh. Nếu đã đi vào hoạt động mà không có giấy phép, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo Nghị Định 115/2018/NĐ-CP – Quy định xử phạt hành chính về An toàn thực phẩm.
Hồ sơ xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm
Dưới đây là các hồ sơ, giấy tờ cần có để đăng ký xin cấp chứng nhận an toàn thực phẩm:
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp;
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép an toàn thực phẩm;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất; các trang thiết bị, những dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm theo như quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về ATVSTP của chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo đúng quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và của những người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm được cấp bởi sở Y tế cấp huyện trở lên
>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách tập huấn kiến thức ATTP tại doanh nghiệp
Nơi tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm
Hiện nay có 03 bộ quản lý việc cấp giấy phép an toàn thực phẩm. Tùy loại sản phẩm mà doanh nghiệp cần nộp hồ sơ đúng cơ quan có thẩm quyền.
>> Xem thêm: Sản phẩm của doanh nghiệp do cơ quan nào cấp giấy phép an toàn thực phẩm ?
Dịch vụ xin giấy phép an toàn thực phẩm tại FSC
Xin giấy phép an toàn thực phẩm là việc cần thiết phải làm để đủ điều kiện sản xuất kinh doanh hợp pháp. Tuy nhiên công việc này đòi hỏi mất khá nhiều thời gian và không hề dễ dàng đối với những ai chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Bằng sự thấu hiểu, kiến thức và sự tận tâm chúng tôi mong muốn hỗ trợ quý doanh nghiệp có thêm quỹ thời gian sử dụng vào hoạt động phát triển kinh doanh mà không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi những vấn đề pháp lý phức tạp.
Sứ mệnh của FSC là hỗ trợ doanh nghiệp có được giấy phép an toàn thực phẩm nhanh chóng
03 thế mạnh dịch vụ tư vấn giấy phép an toàn thực phẩm của FSC
Tốc độ: Luôn đặt mình vào vị trí khách hàng để hiểu được áp lực thời gian và những rủi ro mà doanh nghiệp có thể đối mặt nếu kéo dài thời gian xin cấp phép. Ngay khi nhận được thông tin từ khách hàng, đội ngũ chuyên gia FSC ngay lập tức xúc tiến tăng tốc để hoàn thành và bàn giao giấy phép an toàn thực phẩm cho doanh nghiệp trong thời gian sớm nhất.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm thụ lý hồ sơ với nhiều mức độ khó – dễ khác nhau, đội ngũ chuyên gia FSC tự tin xử lý linh hoạt và kịp thời với các vấn đề phát sinh để đảm bảo quá trình thẩm tra, cấp chứng nhận được diễn ra đúng tiến độ như cam kết ban đầu.
Chi phí: Không chỉ ở vai trò là người đọc luật – hiểu luật và áp dụng luật vào trong tư vấn, mà chúng tôi còn đặt mình vào vị trí của khách hàng để đưa ra những giải pháp tốt nhất, sao cho vừa đáp ứng các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm vừa tối thiểu chi phí sửa chữa cho doanh nghiệp.
Hỗ trợ liên tục: Không chỉ là một đối tác mà còn hơn cả thế, chúng tôi mong muốn trở thành người đồng hành pháp lý tuyệt vời để có thể sẵn sàng hỗ trợ bất cứ lúc nào khi doanh nghiệp cần. Sau khi bàn giao giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm, FSC sẽ tiếp tục hỗ trợ giải đáp các thắc mắc liên quan đến việc kiểm tra định kỳ và kiểm tra ngẫu nhiên.
Ngoài ra, chúng tôi sẽ thông báo đến doanh nghiệp những thay đổi liên quan đến luật an toàn thực phẩm mới nhất để doanh nghiệp kịp thời cập nhật.
Quy trình tư vấn giấy phép an toàn thực phẩm trọn gói tại FSC
Quy trình tư vấn giấy phép an toàn thực phẩm trọn gói tại FSC
Bước 1 – FSC tiếp nhận thông tin và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ
Các chuyên gia sẽ kiểm tra các tài liệu hồ sơ do khách hàng cung cấp. Chúng tôi sẽ hướng dẫn doanh nghiệp bổ sung hoặc chỉnh sửa nếu hồ sơ chưa hợp lệ.
Bước 2 – Tư vấn khắc phục tồn tại cơ sở vật chất, tập huấn ATTP và khám sức khỏe
Chuyên gia FSC sẽ trực tiếp đến doanh nghiệp để khảo sát các điều kiện về cơ sở vật chất và cách bố trí quy trình thực tiễn. Từ đó, chúng tôi sẽ hướng dẫn doanh nghiệp khắc phục các tồn tại về cơ sở vật chất để đáp ứng điều kiện được phép cấp giấy an toàn thực phẩm.
Bước 3 – Soạn hồ sơ và nộp hồ sơ
Sau khi đã hướng dẫn doanh nghiệp khắc phục cơ sở và chuẩn bị các hồ sơ tài liệu hợp lệ, FSC sẽ tiến hành soạn hồ sơ, thay doanh nghiệp đóng lệ phí và nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép cho cơ sở của quý doanh nghiệp.
Bước 4 – Tiếp đoàn thẩm định
FSC sẽ cùng doanh nghiệp tiếp đoàn thẩm định
Bước 5 – Nhận và gửi giấy chứng nhận cho doanh nghiệp
FSC sẽ theo dõi kết quả, nhận giấy phép an toàn thực phẩm và bàn giao cho doanh nghiệp. Sau khi bàn giao chứng nhận, chuyên gia FSC sẽ tư vấn duy trì và tiếp tục hỗ trợ giải đáp thắc mắc ( nếu doanh nghiệp cần)
Nếu có khó khăn này trong quá trình xin giấy phép an toàn thực phẩm, doanh nghiệp đừng ngần ngại liên hệ chúng tôi qua Hotline: 0937 719 694 (Ms. Phụng) – 0903 809 567 ( Mr. An Đỗ) để được tư vấn miễn phí và cung cấp dịch vụ tốt nhất. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ Quý doanh nghiệp 24/7.
Xem thêm:
Dịch vụ tư vấn giấy phép ATTP cơ sở sản xuất
- Cơ sở sản xuất nước giải khát
- Cơ sở sản xuất cà phê
- Cơ sở sản xuất trái cây sấy
- Cơ sở sản xuất bún
- Cơ sở sản xuất mật ong
- Cơ sở sản xuất bánh kẹo
- Cơ sở sản xuất nước đóng bình
- Cơ sở sản xuất nước đá
- Cơ sở sản xuất trà sữa
- Cơ sở sản xuất rượu
Dịch vụ tư vấn giấy phép ATTP cơ sở kinh doanh
- Cửa hàng bánh kem
- Cửa hàng bán thịt
- Cơ sở kinh doanh thực phẩm đông lạnh
- Cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini
Dịch vụ tư vấn giấy phép ATTP dịch vụ ăn uống
Dịch vụ tư vấn giấy phép ATTP khác