Nếu bạn quan tâm đến việc nuôi ong và hoặc sản xuất mật ong để bán, bạn phải xin giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất mật ong trước khi tiến hành kế hoạch kinh doanh của mình. Bạn sẽ không thể bán sản phẩm của mình một cách hợp pháp nếu không thực hiện đăng ký giấy phép này.
Điều kiện được cấp giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất mật ong
Để đủ điều kiện được cấp giấy an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất mật ong phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
Cơ sở vật chất
- Tường, cửa ra vào, sàn, mái của khu vực chế biến phải còn nguyên vẹn để bảo vệ cơ sở khỏi tác nhân thời tiết và không bị côn trùng, động vật gây hại xâm nhập.
- Cần cung cấp đầy đủ ánh sáng
- Vật liệu làm bề mặt sàn, trần, tường phải nhẵn, không thấm nước và dễ dàng lau chùi làm sạch
- Cơ sở sản xuất phải được xây dựng cách xa địa điểm ô nhiễm
- Bố trí tách biệt các khu vực sản xuất và sắp xếp theo quy trình 1 chiều. Đặc biệt lưu ý nhà vệ sinh không được nằm trong khu vực sản xuất
- Các bóng đèn chiếu sáng gắn trên trần, tường phải được che chắn để tránh mảnh vỡ rơi vào sản phẩm

Thiết bị, dụng cụ sản xuất
- Thiết bị dụng cụ sản xuất có bề mặt tiếp xúc thực phẩm là vật liệu an toàn và dễ dàng làm sạch
- Các thiết bị, dụng cụ phải luôn trong tình trạng sạch sẽ, không bị rỉ sét để tránh nguy cơ nhiễm bẩn sản phẩm
Kiểm soát động vật gây hại
- Phải có các biện pháp thích hợp để ngăn ngừa sự ô nhiễm bởi côn trùng, động vật gặm nhấm và các loài gây hại khác
- Xung quanh khu vực chế biến phải được vệ sinh sạch sẽ, không tạo chỗ nấp cho động vật hay hại
- Tất cả các lỗ thông gió phải được che chắn hoặc trang bị các lưới chắn để loại trừ côn trùng.
Về nguồn nước và nước thành phẩm
Nguồn nước phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
Nguyên liệu sử dụng
Nguyên liệu sử dụng phải có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
Xử lý chất thải
Chất thải phải được xử lý sao cho không thu hút côn trùng, động vật gặm nhấm, chim, hoặc các loài phá hoại khác đồng thời không gây nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Con người
Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm 03 lần/ lần hoặc khám sức khỏe định kỳ 01 năm/ lần
Hồ sơ xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất mật ong
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký thành lập công ty
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất mật ong
- Bản thuyết minh cơ sở vật chất; các trang thiết bị, những dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến sản xuất mật ong
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và của những người trực tiếp sản xuất mật ong
>> Xem thêm: Hướng dẫn tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm
Bước 2 – Nộp hồ sơ xin giấy phép an toàn thực phẩm
Cơ sở nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất mật ong tại Chi Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản. Riêng ở Thành Phố HCM thì nộp hồ sơ tại Ban Quản Lý An Toàn Thực Phẩm HCM
Bước 3 – Tiếp đoàn thẩm định đánh giá cơ sở
Nếu như hồ sơ họp lệ, cơ quan thẩm quyền sẽ đến trực tiếp tại cơ sở để đánh giá điều kiện nhà xưởng cũng như kiểm tra các chứng từ cần có theo quy định.

Lệ phí xin giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất mật ong
Chi phí để đăng ký làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm tùy thuộc vào quy mô của tổ chức và mức độ phức tạp của quy trình. Chi phí cần phải bàn đến khi triển khai kế hoạch xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất mật ong, bao gồm: Chi phí thẩm định cơ sở, chi phí khắc phục tồn đọng cơ sở, chi phí kiểm nghiệm, chi phí đi lại,…
Nếu doanh nghiệp xác định và đáp ứng đủ yêu cầu của quy định ngay từ đầu sẽ giúp giảm tối đa nguồn chi phí phát sinh. Sau đây là các bí quyết giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí khi xin giấy phép an toàn thực phẩm:
- Chuẩn bị hồ sơ đúng và đủ ngay từ lần đầu
- Xác định đúng cơ quan thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ
- Xác định đúng các điều kiện đảm bảo ATTP để lên kế hoạch khắc phục hợp lý. Quá trình khắc phục tồn đọng cơ sở cần bám sát yêu cầu để tiết kiệm tối đa chi phí sửa chữa
>> Xem thêm: Kinh nghiệm giúp tiết kiệm chi phí khi xin giấy phép an toàn thực phẩm
DỊCH VỤ LÀM GIẤY PHÉP AN TOÀN THỰC PHẨM CƠ SỞ SẢN XUẤT MẬT ONG
Để giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí khi làm giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất mật ong, FSC triển khai dịch vụ tư vấn trọn gói với quy trình làm việc hiệu quả như sau:

Doanh nghiệp chỉ cần cung cấp:
- Chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp
- Giấy khám sức khỏe của chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất ( Nếu doanh nghiệp chưa có, FSC sẽ hỗ trợ)
Tất cả các giấy tờ và công việc còn lại FSC sẽ thay doanh nghiệp hoàn tất và bàn giao chứng nhận chỉ trong 15 – 20 ngày làm việc.
Đến với dịch vụ tư vấn giấy phép an toàn thực phẩm, quý doanh nghiệp sẽ không phải lo lắng bất cứ điều gì vì đã có chuyên gia của chúng tôi hỗ trợ từ A đến Z. Ngoài ra, chúng tôi cam kết quý doanh nghiệp sẽ nhận được một dịch vụ vượt mức mong đợi so với mức phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra. Sau thời gian bàn giao chứng nhận, FSC cam kết vẫn tiếp tục tư vấn miễn phí khi doanh cần hỗ trợ ( kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất của cơ quan nhà nước).
Liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0937 719 694 (Ms. Phụng) – 0903 809 567 ( Mr. An Đỗ) để được hỗ trợ và cung cấp dịch vụ tư vấn giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất mật ong tốt nhất.
>> Xem thêm:
Dịch vụ tư vấn giấy phép ATTP cơ sở sản xuất
- Cơ sở sản xuất nước giải khát
- Cơ sở sản xuất cà phê
- Cơ sở sản xuất trái cây sấy
- Cơ sở sản xuất bún
- Cơ sở sản xuất mật ong
- Cơ sở sản xuất bánh kẹo
- Cơ sở sản xuất nước đóng bình
- Cơ sở sản xuất nước đá
- Cơ sở sản xuất trà sữa
- Cơ sở sản xuất rượu
- Cơ sở sản xuất nước giải khát
Dịch vụ tư vấn giấy phép ATTP cơ sở kinh doanh
- Cửa hàng bánh kem
- Cửa hàng bán thịt
- Cơ sở kinh doanh thực phẩm đông lạnh
- Cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini
Dịch vụ tư vấn giấy phép ATTP dịch vụ ăn uống
Dịch vụ tư vấn giấy phép ATTP khác