Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm dịch vụ ăn uống

Các cơ sở chế biến thức ăn, đồ uống mang đi hoặc dùng tại chỗ bắt buộc phải đăng ký giấy chứng nhận an toàn thực phẩm dịch vụ ăn uống mới được phép đi vào hoạt động. Đây là quy định được nêu rõ tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP – Quy định chi tiết một số điều luật an toàn thực phẩm.

Nếu chưa có giấy phép mà đã đi vào hoạt động thì khả năng rất cao cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống sẽ bị xử phạt hoặc buộc dừng hoạt động theo quy định của pháp luật.

Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là gì ?

Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là cơ sở chế biến thức ăn bao gồm cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng-tin và bếp ăn tập thể. Các cơ sở này phục vụ phục vụ ở 2 hình thức: bán mang đi hoặc dùng tại chỗ.

Bên cạnh việc tạo ra các món ăn ngon, độc đáo thì vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cũng cần các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đặt lên hàng đầu. Từ cơ sở vật chất, thiết bị, dụng cụ, nguyên liệu đều phải tuân thủ theo các nguyên tắc an toàn của Bộ Y Tế. Đáp ứng các tiêu chuẩn này, doanh nghiệp sẽ đủ điều kiện được cấp chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở kinh doanh của mình.

giay-chung-nhan-an-toan-thuc-pham-dich-vu-an-uong
Cơ sở chế biến thức ăn bắt buộc phải có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm dịch vụ ăn uống

Điều kiện được cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm dịch vụ ăn uống

Để được cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm dịch vụ ăn uống cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:

1. Địa điểm đặt cơ sở kinh doanh 

Trước khi có dự định đầu tư kinh doanh dịch vụ ăn uống, ngoài việc lựa chọn vị trí “đắc địa” thì doanh nghiệp cần tránh xa những khu vực được xem là ” điểm nóng ” có thể gây ô nhiễm cho môi trường kinh doanh của mình. Các khu vực gần nơi xử lý rác thải, nơi ẩn nấp của nhiều động vật gây hại,…dù có “đắc địa” nhưng tuyệt đối không phải là địa điểm kinh doanh lý tưởng để chúng ta lựa chọn.

2. Bố trí khu vực nấu nướng

  • Bếp ăn phải được bố trí theo nguyên tắc một chiều để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm chéo giữa các công đoạn với nhau
  • Khu vực bếp nấu phải có đủ hệ thống bồn rửa riêng biệt: bồn rửa rau, bồn rửa dụng cụ, bồn rửa thịt, cá,…
  • Các dụng cụ, thiết bị sử dụng tiếp xúc với thực phẩm phải được làm từ vật liệu an toàn
  • Các dụng cụ sử dụng cho đồ sống, đồ chín phải được phân riêng
  • Nhà vệ sinh không được nằm trong khu vực nấu nướng và trước hướng đi của thực phẩm
giay-chung-nhan-an-toan-thuc-pham-dich-vu-an-uong
Vật liệu tiếp xúc thực phẩm phải làm từ vật liệu an toàn và được vệ sinh sạch sẽ

3. Cống rãnh và xử lý rác thải

  • Hệ thống cống rảnh ở khu vực bếp phải thoát nước tốt, không ứ đọng, dễ dàng vệ sinh
  • Sử dụng thùng rác có nắp đậy và đạp chân
  • Bố trí khu vực xử lý rác thải phù hợp

4. Nguyên liệu và nguồn nước ăn uống

  • Nguyên liệu sử dụng phải được bảo quản đúng cách để giữ được độ tươi ngon và chất lượng ban đầu
  • Có đầy đủ các chứng từ, hóa đơn chứng minh nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu
  • Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm

5. Thực hiện lưu mẫu và kiểm thực 03 bước

Việc lưu mẫu thức ăn áp dụng đối với tất cả các món của bữa ăn từ 30 suất trở lên. Mẫu thức ăn sẽ được lấy ở khu vực ra món trước khi mang phục vụ cho khách. Thời gian lưu mẫu kéo dài ít nhất 24 tiếng tính từ thời điểm lấy mẫu.

>> Xem thêm: Hướng dẫn kiểm thực 03 bước và lưu mẫu thực phẩm

Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm dịch vụ ăn uống

Sau khi đáp ứng các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm như trình bày ở trên, doanh nghiệp tiến hành soạn hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm dịch vụ ăn uống và gửi đến cơ quan có thẩm quyền.

Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm dịch vụ ăn uống bao gồm:

  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp;
  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm dịch vụ ăn uống
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất; các trang thiết bị, những dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về ATVSTP của chủ nhà hàng và người trực tiếp chế biến, kinh doanh thực phẩm
  • Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ nhà hàng và người trực tiếp chế biến, kinh doanh thực phẩm được cấp bởi sở Y tế cấp huyện trở lên

> Xem thêm:

Nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm dịch vụ ăn uống ở đâu ?

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như hướng dẫn, doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ và đóng lệ phí đăng ký giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm dịch vụ ăn uống tại: Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm cấp tỉnh hoặc ban quản lý an toàn thực phẩm cấp tỉnh và cấp thành phố. Riêng đối với hộ kinh doanh thì nộp hồ sơ ở Quận, huyện của nơi đăng ký kinh doanh

FSC tư vấn giấy chứng nhận an toàn thực phẩm dịch vụ ăn uống 

Kinh doanh dịch vụ ăn uống là hình thức đầu tư khá hấp dẫn vì mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên đây là ngành nghề có điều kiện nên đang được nhà nước quan tâm và kiểm soát chặt chẽ. Chính vì thế, đăng ký giấy chứng nhận an toàn thực phẩm dịch vụ ăn uống là bằng chứng pháp lý giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro trong kinh doanh và tạo dựng lòng tin đối với khách hàng.

Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn, FSC đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh kinh doanh đăng ký thành công giấy chứng nhận an toàn thực phẩm chỉ trong 15 – 20 ngày làm việc.

Dưới đây là quy trình thực hiện tư vấn giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm dịch vụ ăn uống tại FSC:

giay-chung-nhan-an-toan-thuc-pham-dich-vu-an-uong
Quy trình tư vấn giấy phép an toàn thực phẩm dịch vụ ăn uống tại FSC

Theo đó, doanh nghiệp chỉ cần cung cấp:

  • Chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp
  • Giấy khám sức khỏe của chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất ( Nếu doanh nghiệp chưa có, FSC sẽ hỗ trợ)

Tất cả các giấy tờ và công việc còn lại FSC sẽ thay doanh nghiệp hoàn tất và bàn giao chứng nhận chỉ trong 15 – 20 ngày làm việc.

Đến với dịch vụ tư vấn giấy phép an toàn thực phẩm, quý doanh nghiệp sẽ không phải lo lắng bất cứ điều gì vì đã có chuyên gia của chúng tôi hỗ trợ từ A đến Z. Ngoài ra, chúng tôi cam kết quý doanh nghiệp sẽ nhận được một dịch vụ vượt mức mong đợi so với mức phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra. Sau thời gian bàn giao chứng nhận, FSC cam kết vẫn tiếp tục tư vấn miễn phí khi doanh cần hỗ trợ ( kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất của cơ quan nhà nước).

Nếu trong quá trình xin cấp chứng nhận an toàn thực phẩm dịch vụ ăn uống có vướng mắc hay khó khăn gì vui lòng liên hệ Hotline: 0938 439 247 (Ms. Nguyệt Chềnh) – 0903 809 567 ( Mr. An Đỗ) hoặc gửi về địa chỉ email:lienhefsc@gmail.com để được hỗ trợ và cung cấp dịch vụ tốt nhất.

VIDEO HƯỚNG DẪN: Cách bố trí cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phù hợp quy định ATTP

>> Xem thêm:

Dịch vụ tư vấn giấy phép ATTP cơ sở sản xuất

Dịch vụ tư vấn giấy phép ATTP cơ sở kinh doanh 

Dịch vụ tư vấn giấy phép ATTP  dịch vụ ăn uống

Dịch vụ tư vấn giấy phép ATTP khác

Đánh giá bài viết này