Hiện tại mô hình sản xuất trà sữa, nước ép trái cây ( trừ nước ép trái cây nguyên chất), sữa bắp, sữa hạt sen, sữa gạo ….rất được đông đảo người tiêu dùng lựa chọn. Tuy nhiên, làm thế nào để đăng ký giấy phép an toàn thực phẩm cho các cơ sở thuộc lĩnh vực này thì không phải ai cũng nắm rõ. Bài viết sau, FSC chia sẻ một số kinh nghiệm giúp các cơ sở sản xuất, kinh doanh trà sữa, nước ép trái cây nắm để làm đúng ngay từ đầu. Đầu tiên, quý doanh nghiệp cần biết rằng cơ sở sản xuất kinh doanh trà sữa, nước ép trái cây, sữa bắp, sữa hạt sen, sữa gạo,… sẽ do Bộ Công Thương quản lý và cấp giấy phép an toàn thực phẩm.
Trường hợp được miễn đăng ký giấy phép an toàn thực phẩm
Cơ sở sản xuất là các Hộ kinh doanh nhỏ lẻ thì các Hộ kinh này được được miễn thủ tục đăng ký giấy phép an toàn thực phẩm. Tuy nhiên các cơ sở này vẫn phải tuân thủ các điều kiện và quy định về an toàn thực phẩm đặc biệt là kiểm nghiệm sản phẩm và thực hiện tự công bố sản phẩm theo quy định điều 4 Chương II nghị định 15/2018/NĐ-CP trước khi bán sản phẩm ra thị trường. Các cơ sở này Thực hiện việc gửi bản cam kết đến cơ quan có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp đã có chứng nhận ISO 22000, HACCP, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương còn hiệu lực thì cũng sẽ được miễn đăng ký giấy phép an toàn thực phẩm.

Trường hợp bắt buộc phải đăng ký giấy phép an toàn thực phẩm
Các cơ sở sản xuất là Doanh nghiệp thì việc phân chia quản lý như sau:
- Cơ sở sản xuất Từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên sẽ do Bộ công thương cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.
- Cơ sở sản xuất dưới 20 triệu lít sản phẩm/năm sẽ do Sở công thương cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.
Cơ sở sản xuất kinh doanh trà sữa cần đảm bảo điều kiện gì ?
Cơ sở vật chất
- Bố trí nhà xưởng theo nguyên tắc 1 chiều.
- Khu vực kho nguyên liệu, kho thành phẩm; khu vực sơ chế, chế biến, đóng gói thực phẩm; khu vực vệ sinh; khu thay đồ bảo hộ và các khu vực phụ trợ liên quan phải được thiết kế tách biệt.
- sản phẩm bảo quản trong kho thành phẩm phải được sắp xếp riêng biệt theo lô và có bảng ghi các thông tin về: Tên sản phẩm, lô hàng, ngày sản xuất, ca sản xuất.”
- Tường nhà và trần nhà phẳng, không bị thấm nước, không bị rạn nứt, không bị dính bám các chất bẩn và dễ làm vệ sinh
- Nền nhà phẳng, nhẵn, không gây trơn trượt, thoát nước tốt, không thấm, đọng nước
- Cửa ra vào và cửa sổ bảo đảm ngăn ngừa được côn trùng, vật nuôi xâm nhập
- Nhà vệ sinh phải được bố trí riêng biệt với khu vực sản xuất thực phẩm; cửa nhà vệ sinh không được mở thông vào khu vực sản xuất; bảo đảm gió không được thổi từ nhà vệ sinh sang khu vực sản xuất; có bảng chỉ dẫn “Rửa tay sau khi đi vệ sinh” ở vị trí dễ nhìn, dễ thấy tại khu vực vệ sinh;
- Có phòng thay trang phục bảo hộ lao động
- Có khu vực lưu mẫu riêng, hồ sơ lưu mẫu và bảo đảm thực hiện chế độ lưu, hủy mẫu theo yêu cầu bảo quản của từng loại mẫu.
- Có khu vực riêng để lưu giữ tạm thời các sản phẩm không đạt chất lượng trọng quá trình chờ xử lý.
- Trang thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải được thiết kế chế tạo phù hợp với yêu cầu công nghệ sản xuất; bảo đảm an toàn, không gây ô nhiễm thực phẩm.
Về con người
- Người trực tiếp sản xuất phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận.
- Người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải bảo đảm yêu cầu về sức khỏe; không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp.
Về vật liệu bao gói Mua từ các cơ sở chuyên sản xuất đảm bảo chất lượng có kiểm nghiệm và tự công bố sản phẩm Về nguyên liệu, phụ gia sử dụng Có nguồn gốc rõ ràng lưu giữ hóa đơn chứng từ, kiểm nghiệm, hồ sơ tự công bố của nguyên liệu , phụ gia sử dụng sản xuất sản phẩm phục vụ thanh kiểm tra.
Hồ sơ và thủ tục đăng ký giấy phép an toàn thực phẩm
Căn cứ Quy định tại điều 12 chương IV LĨNH VỰC KINH DOANH THỰC PHẨM Nghị định 17/2020/NĐ-CP
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất trà sữa, nước ép trái cây bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép an toàn thực phẩm;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
- Danh sách tổng hợp đủ sức khỏe do chủ cơ sở xác nhận hoặc giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở.
Sau đã đăng ký giấy phép an toàn thực phẩm, quý doanh nghiệp tiến hành thủ tục Tự công bố sản phẩm theo quy định tại điều 4 Chương II nghị định 15/2018/NĐ-CP trước khi bán sản phẩm ra thị trường. Trong quá trình đăng ký giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất trà sữa, nước ép trái cây nếu có bất kỳ khó khăn nào liên quan đến điều kiện cơ sở, thủ tục, hồ sơ,… Doanh nghiệp đừng ngần ngại gọi Hotline: 0937 719 694 (Ms. Phụng) – 0903 809 567 ( Mr. An Đỗ) Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ quý doanh nghiệp 24/7. >> Xem thêm: Dịch vụ tư vấn giấy phép ATTP cơ sở sản xuất
- Cơ sở sản xuất nước giải khát
- Cơ sở sản xuất cà phê
- Cơ sở sản xuất trái cây sấy
- Cơ sở sản xuất bún
- Cơ sở sản xuất mật ong
- Cơ sở sản xuất bánh kẹo
- Cơ sở sản xuất nước đóng bình
- Cơ sở sản xuất nước đá
- Cơ sở sản xuất trà sữa
- Cơ sở sản xuất rượu
- Cơ sở sản xuất nước giải khát
Dịch vụ tư vấn giấy phép ATTP cơ sở kinh doanh
- Cửa hàng bánh kem
- Cửa hàng bán thịt
- Cơ sở kinh doanh thực phẩm đông lạnh
- Cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini
Dịch vụ tư vấn giấy phép ATTP dịch vụ ăn uống
Dịch vụ tư vấn giấy phép ATTP khác
Comments are closed.