Dịch vụ

Chứng nhận chuỗi thực phẩm an toàn

Chứng nhận chuỗi thực phẩm an toàn và chứng nhận an toàn thực phẩm là hai chứng nhận hoàn toàn khác nhau. Để được tham gia vào “chuỗi thực phẩm an toàn” của thành phố Hồ Chí Minh, cơ sở phải được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.Tham gia chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn sẽ tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của bạn so với các sản phẩm thông thường khác, giúp tăng uy tín cho thương hiệu, mở rộng thị trường và tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm.

Các dịch vụ liên quan

Giấy phép an toàn thực phẩm

Công bố sản phẩm

Chứng nhận HACCP/ISO/FSSC

Đăng ký mã số mã vạch

Chứng nhận chuỗi thực phẩm an toàn là gì ?

“Chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn” là việc liên kết kiểm soát tất cả các khâu từ sản xuất ban đầu đến tiêu thụ sản phẩm như: Trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt đến thu gom, sơ chế, giết mổ, chế biến, đóng gói, vận chuyển và phân phối tiêu thụ sản phẩm. Tất cả các công đoạn đều áp dụng chương trình quản lý chất lượng theo kiểm soát mối nguy an toàn thực phẩm toàn bộ chuỗi, bảo đảm truy xuất nguồn gốc, có cam kết về đảm bảo an toàn.Mục đích cuối cùng là tạo ra sản phẩm an toàn, có khả năng truy xuất được nguồn gốc.

Logo chứng nhận chuỗi thực phẩm an toàn
Logo chứng nhận chuỗi thực phẩm an toàn

Thông qua logo nhận diện “sản phẩm tham gia chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn”, người tiêu dùng phân biệt được sản phẩm đã kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi với sản phẩm khác để lựa chọn.

Logo và mẫu giấy chứng nhận chuỗi thực phẩm an toàn
Mẫu giấy chứng nhận chuỗi thực phẩm an toàn

Điều kiện để được cấp chứng nhận chuỗi thực phẩm an toàn rau củ quả

Đối với cơ sở sản xuất rau củ quả

1. Điều kiện:

  • Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận VietGAP hoặc Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-132:2013/BNNPTNT đối với rau, quả, chè búp tươi đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, sơ chế.

2. Quy mô: Cơ sở có sản lượng cung cấp rau,quả từ 10 tấn/tháng trở lên.

3. Hồ sơ cần chuẩn bị

  • Giấy đăng ký tham gia “chuỗi thực phẩm an toàn” (Mẫu 2.1 – ĐKBVTV).
  • Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đầu tư 
  • Giấy chứng nhận VietGAP hoặc Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
  • Bản đồ giải thửa và phân lô khu vực sản xuất (Bản sao có xác nhận của cơ sở).
  • Bản thuyết minh về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của cơ sở (Mẫu 2.3 – TMBVTV).
  • Danh sách thành viên hợp tác xã: Họ tên, địa chỉ, địa điểm sản xuất, diện tích sản xuất, năng suất cung cấp, mã số (nếu có).
  • Biên bản kiểm tra, đánh giá định kỳ của Tổ chức chứng nhận VietGAP hoặc của các cơ quan chức năng theo quy định của Bộ NN&PTNT
  • Quy trình sản xuất rau, quả đã chứng nhận VietGAP 

Đối với cơ sở sơ chế, chế biến rau củ quả

1. Điều kiện

  • Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận VietGAP hoặc Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định tùy loại hình
  • Đối với cơ sở sơ chế rau, quả: theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-132:2013/BNNPTNT đối với rau, quả, chè búp tươi đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, sơ chế.
  • Đối với cơ sở chế biến rau, quả: theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01-09:2009/BNNPTNT về cơ sở chế biến rau, quả – điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Nguồn nguyên liệu đầu vào phải là sản phẩm thuộc chuỗi.

2. Quy môCơ sở sơ chế, chế biến từ 01 tấn rau, quả/ngày trở lên.

3. Hồ sơ

  • Giấy đăng ký tham gia “chuỗi thực phẩm an toàn” 
  • Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đầu tư 
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
  • Bản thuyết minh điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của cơ sở 
  • Chứng chỉ tập huấn về an toàn thực phẩm trong sản xuất, sơ chế, chế biến rau, quả, chè của chủ cơ sở và người lao động trực tiếp (Bản sao có xác nhận của cơ sở).
  • Giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và người lao động trực tiếp do cơ sở y tế cấp quận/huyện trở lên cấp 
  • Giấy chứng nhận GMP, HACCP hoặc tương đương
  • Hồ sơ chứng minh nguồn nguyên liệu đầu vào là sản phẩm thuộc chuỗi 

Đối với cơ sở kinh doanh

1.Điều kiện:

  • Cơ sở phải xếp loại A theo các văn bản sau; Nếu loại B phải có hướng khắc phục để đạt loại A trong vòng 06 tháng (theo biên bản kiểm tra):
  • Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 do Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT và Bộ Công thương ban hành hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
  • Thông tư số 15/2012/TT-BYT ngày 12/9/2012 của Bộ Y tế về việc Quy định điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  • Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ NN&PTNT về việc quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
  • Nguồn nguyên liệu đầu vào phải là sản phẩm thuộc chuỗi.

2. Hồ sơ

  • Giấy đăng ký tham gia “chuỗi thực phẩm an toàn”
  • Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
  • Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (còn thời hạn) trong sản xuất của chủ cơ sở và người lao động trực tiếp 
  • Giấy chứng nhận sức khỏe (còn thời hạn) của chủ cơ sở và người lao động trực tiếp do cơ sở y tế cấp quận – huyện trở lên cấp
  • Bản vẽ chứng minh có khu vực, bảo quản, kinh doanh riêng cho sản phẩm chuỗi
  • Giấy chứng nhận áp dụng hệ thống quản lý chất lượng (nếu có)
  • Hồ sơ chứng minh nguồn nguyên liệu đầu vào là sản phẩm thuộc chuỗi
  • Đối với cơ sở kinh doanh rau, quả thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Nông nghiệp cần bổ sung thêm “Bản thuyết minh điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của cơ sở” 

Điều kiện để được cấp chứng nhận chuỗi thực phẩm an toàn thuỷ sản

Đối với nuôi trồng thuỷ sản

1. Điều kiện:

  • Cơ sở nuôi trồng thủy sản được kiểm tra, đánh giá, phân loại đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và phương thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ.
  • Hoặc được cấp chứng nhận/chứng chỉ VietGAP, GlobalGAP.

2. Quy mô: Có sản lượng 30 tấn/năm trở lên.

3. Hồ sơ :

  • Giấy đăng ký tham gia “chuỗi thực phẩm an toàn”
  • Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép thành lập
  • Biên bản kiểm tra, đánh giá phân loại cơ sở nuôi trồng thủy sản do cơ quan có thẩm quyền thực hiện hoặc giấy chứng nhận/chứng chỉ VietGAP hoặc tương đương
  • Hợp đồng nguyên tắc mua bán thủy sản và sản phẩm thủy sản giữa các đối tác tham gia “chuỗi thực phẩm an toàn”

Đối với cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến thuỷ hải sản

1. Điều kiện:

  • Cơ sở được kiểm tra đánh giá, phân loại cấp giấy “Chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm” theo quy định tại Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.- Nguồn nguyên liệu đầu vào phải là sản phẩm thuộc chuỗi.

2. Quy mô: 30 tấn/năm trở lên.

3. Hồ sơ :

  • Giấy đăng ký tham gia “chuỗi thực phẩm an toàn”
  • Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép thành lập
  • Giấy chứng nhận hay chứng chỉ đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định
  • Giấy công bố hợp quy; hoặc Giấy công bố phù hợp quy định; hoặc Giấy công bố tiêu chuẩn sản phẩm (còn thời hạn) đối với sản phẩm là thành phẩm
  • Hợp đồng nguyên tắc mua bán thủy sản và sản phẩm thủy sản giữa các đối tác tham gia “chuỗi thực phẩm an toàn”
  • Hồ sơ chứng minh nguồn nguyên liệu đầu vào là sản phẩm thuộc chuỗi

Đối với cơ sở kinh doanh

1. Điều kiện:

  •  Cơ sở phải xếp loại A theo các văn bản sau; Nếu loại B phải có hướng khắc phục để đạt loại A trong vòng 06 tháng (theo biên bản kiểm tra):
  • Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 do Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT và Bộ Công thương ban hành hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
  • Thông tư số 15/2012/TT-BYT ngày 12/9/2012 của Bộ Y tế về việc Quy định điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  • Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
  • Nguồn nguyên liệu đầu vào phải là sản phẩm thuộc chuỗi

2. Hồ sơ :

Điều kiện để được cấp chứng nhận chuỗi thực phẩm an toàn thịt – trứng

Đối với cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm

1. Điều kiện:

  • Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là ATTP) theo quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây gọi tắt là Bộ NN&PTNT) hoặc cơ sở phải xếp loại A theo các văn bản sau; Nếu loại B phải có hướng khắc phục để đạt loại A trong vòng 06 tháng (theo biên bản kiểm tra):
  • Đối với cơ sở chăn nuôi gia súc: Theo Quyết định số 1506/QĐ-BNN-KHCN ngày 15/5/2008 của Bộ NN&PTNT ban hành quy trình chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn; Quyết định số 1947/QĐ-BNN-KHCN ngày 23/8/2011 của Bộ NN&PTNT về Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn trong nông hộ.
  • Đối với cơ sở chăn nuôi gia cầm: Theo Quyết định số 1504/QĐ-BNN-KHCN ngày 15/5/2008 của Bộ NN&PTNT ban hành quy trình chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gia cầm an toàn; Quyết định số 1948/QĐ-BNN-KHCN ngày 23/8/2011 của Bộ NN&PTNT về Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gà an toàn trong nông hộ.
  • Ngoài ra, cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm phải áp dụng Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ NN&PTNT về việc quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

2. Quy mô:

  • Đối với cơ sở chăn nuôi gia súc: Quy mô trại từ 500 con trở lên.
  • Đối với cơ sở chăn nuôi gia cầm: Quy mô trại từ 20.000 con trở lên.

3.Hồ sơ

  • Giấy đăng ký tham gia “chuỗi thực phẩm an toàn”
  • Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư
  • Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh hoặc các giấy chứng nhận khác tương đương.
  • Sơ đồ mặt bằng cơ sở (từ lúc nhập gia súc, gia cầm vào trại đến khi xuất bán)
  • Bản mô tả quy trình chăn nuôi
  • Giấy chứng nhận áp dụng hệ thống quản lý chất lượng

Đối với cơ sở giết mổ,sơ chế, chế biến gia súc, gia cầm, trứng

1. Điều kiện:

  • Cơ sở phải xếp loại A theo các văn bản sau; Nếu loại B phải có hướng khắc phục để đạt loại A trong vòng 06 tháng (theo biên bản kiểm tra)
  • Đối với cơ sở sơ chế, chế biến: Theo Thông tư số 66/2009/TT-BNNPTNT ngày 13/10/2009 của Bộ NN&PTNT về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực Thú y; Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ NN&PTNT về việc quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm; Thông tư số 15/2012/TT-BYT ngày 12/9/2012 của Bộ Y tế về việc quy định điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  • Đối với cơ sở giết mổ gia súc: Theo Thông tư số 60/2010/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2010 của Bộ NN&PTNT về quy định điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ lợn; Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ NN&PTNT về việc quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
  • Đối với cơ sở giết mổ gia cầm: Theo Thông tư số 61/2010/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2010 của Bộ NN&PTNT về quy định điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ gia cầm; Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ NN&PTNT về việc quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
  • Ngoài ra, cơ sở sơ chế, chế biến, giết mổ gia súc, gia cầm phải áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-100:2012/BNNPTNT yêu cầu chung về vệ sinh thú y trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật tươi sống và sơ chế.
  • Nguồn nguyên liệu đầu vào phải là sản phẩm thuộc chuỗi.

2. Quy mô:

  • Đối với cơ sở giết mổ gia súc: Dây chuyền giết mổ công nghiệp hoặc bán công nghiệp, quy mô giết mổ từ 100 con/ngày trở lên.
  • Đối với cơ sở giết mổ gia cầm: Dây chuyền giết mổ công nghiệp hoặc bán công nghiệp, quy mô giết mổ từ 1.000 con/ngày trở lên.
  • Đối với cơ sở sơ chế trứng gia cầm: Dây chuyền sơ chế công nghiệp hoặc bán công nghiệp, quy mô sơ chế từ 10.000 trứng/ngày trở lên.

3. Hồ sơ :

  • Giấy đăng ký tham gia “chuỗi thực phẩm an toàn”
  • Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
  • Giấy công bố hợp quy; hoặc Giấy công bố phù hợp quy định; hoặc Giấy công bố tiêu chuẩn sản phẩm (còn thời hạn) đối với sản phẩm là thành phẩm
  • Sơ đồ mặt bằng cơ sở.
  • Bản mô tả quy trình giết mổ, sơ chế, chế biến sản phẩm động vật, sơ chế trứng gia cầm.
  • Giấy chứng nhận áp dụng hệ thống quản lý chất lượng
  • Hồ sơ chứng minh nguồn nguyên liệu đầu vào là sản phẩm thuộc chuỗi

Đối với cơ sở kinh doanh

1. Điều kiện:

Cơ sở phải xếp loại A theo các văn bản sau; Nếu loại B phải có hướng khắc phục để đạt loại A trong vòng 06 tháng (theo biên bản kiểm tra):

  • Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 do Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT và Bộ Công thương ban hành hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
  • Thông tư số 15/2012/TT-BYT ngày 12/9/2012 của Bộ Y tế về việc Quy định điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  • Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ NN&PTNT về việc quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
  • Riêng đối với cơ sở kinh doanh thịt gia súc, gia cầm, trứng gà: Áp dụng thêm Thông tư số 66/2009/TT-BNNPTNT ngày 13/10/2009 của Bộ NN&PTNT về việc Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực Thú y.
  • Nguồn nguyên liệu đầu vào phải là sản phẩm thuộc chuỗi.

2. Hồ sơ :

  • Giấy đăng ký tham gia “chuỗi thực phẩm an toàn”
  • Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
  • Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (còn thời hạn) trong sản xuất của chủ cơ sở và người lao động trực tiếp
  • Giấy chứng nhận sức khỏe (còn thời hạn) của chủ cơ sở và người lao động trực tiếp do cơ sở y tế cấp quận – huyện trở lên cấp
  • Bản vẽ chứng minh có khu vực, bảo quản, kinh doanh riêng cho sản phẩm chuỗi
  • Giấy chứng nhận áp dụng hệ thống quản lý chất lượng (nếu có)
  • Hồ sơ chứng minh nguồn nguyên liệu đầu vào là sản phẩm thuộc chuỗi
  • Đối với cơ sở kinh doanh rau, quả thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Nông nghiệp cần bổ sung thêm “Bản thuyết minh điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của cơ sở” 

DỊCH VỤ XIN CẤP CHỨNG NHẬN CHUỖI THỰC PHẨM AN TOÀN TRỌN GÓI

Đội ngũ chuyên viên tư vấn tại FSC
Đội ngũ chuyên viên tư vấn tại FSC

FSC hiện là đơn vị tư vấn dẫn đầu cả về số lượng khách hàng và số lượng dự án tư vấn giấy phép thực phẩm tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Với đội ngũ chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm và sự tận tâm, FSC đã chứng tỏ được sức mạnh và sự xuất sắc của mình trong việc cung cấp các dich vụ pháp lý chất lượng cao trong nhiều năm qua.SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG LÀ THÀNH CÔNG CỦA CHÚNG TÔI. Đây chính là động lực giúp FSC không ngừng cải tiến chất lượng dịch vụ bằng cả sự tận tâm và nhiệt huyết nhằm hướng tới mục tiêu làm hài lòng cả những khách hàng khó tính nhất.

03 thế mạnh dịch vụ tư vấn chuỗi thực phẩm an toàn

Tốc độ: Luôn đặt mình vào vị trí khách hàng để hiểu được áp lực thời gian và những rủi ro mà doanh nghiệp có thể đối mặt nếu kéo dài thời gian xin cấp phép. Ngay khi nhận được thông tin từ khách hàng, đội ngũ chuyên gia FSC ngay lập tức xúc tiến tăng tốc để hoàn thành và bàn giao giấy phép cho doanh nghiệp trong thời gian sớm nhất.

Quy trình FSC thực hiện tư vấn chứng nhận chuỗi thực phẩm an toàn
Quy trình FSC thực hiện tư vấn chứng nhận chuỗi thực phẩm an toàn

Với hơn 10 năm kinh nghiệm thụ lý hồ sơ với nhiều mức độ khó – dễ khác nhau, đội ngũ chuyên gia FSC tự tin xử lý linh hoạt và kịp thời với các vấn đề phát sinh để đảm bảo quá trình thẩm tra, cấp chứng nhận được diễn ra đúng tiến độ như cam kết ban đầu.

Chi phí: Không chỉ ở vai trò là người đọc luật – hiểu luật và áp dụng luật vào trong tư vấn, mà chúng tôi còn đặt mình vào vị trí của khách hàng để đưa ra những giải pháp tốt nhất, sao cho vừa đáp ứng các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm vừa tối thiểu chi phí sửa chữa cho doanh nghiệp.

Hỗ trợ liên tục: Không chỉ là một đối tác mà còn hơn cả thế, chúng tôi mong muốn trở thành người đồng hành pháp lý tuyệt vời để có thể sẵn sàng hỗ trợ bất cứ lúc nào khi doanh nghiệp cần. Sau khi bàn giao giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm, FSC sẽ tiếp tục hỗ trợ giải đáp các thắc mắc liên quan đến việc kiểm tra định kỳ và kiểm tra ngẫu nhiên. Ngoài ra, chúng tôi sẽ thông báo đến doanh nghiệp những thay đổi liên quan đến  luật an toàn thực phẩm mới nhất để doanh nghiệp kịp thời cập nhật.

Chuyên môn: 90% chuyên viên tư vấn tại FSC đều có bằng kỹ sư công nghệ thực phẩm do đó ngoài tư vấn giấy phép, chuyên viên còn có thể tư vấn chuyên sâu về các vấn đề hay gặp trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm (Hạn sử dụng, phân tích kết quả kiểm nghiệm để đưa ra phương pháp ngăn ngừa rủi ro, giải quyết khiếu nại khách hàng, …) . FSC là viết tắt của Food Safety Center và Đây cũng là kim chỉ nam hoạt động của chúng tôi. Chúng tôi không chạy theo lợi nhuận mà chỉ muốn tập trung vào chuyên môn của mình để hỗ trợ tốt nhất cho quý khách hàng đang hoạt động trong lĩnh vực này.

Bạn có thể dễ dàng tìm được đơn vị nhận làm giấy phép nhưng để tìm được đơn vị chuyên mảng thực phẩm và cam kết đồng hành lâu dài về mặt thanh tra hậu kiểm thì rất khó. FSC hiểu rằng, cái mà doanh nghiệp cần không chỉ là tờ giấy mà còn cần có một đơn vị hậu phương để hỗ trợ bất cứ khi nào mình cần. Ngoài ra, chúng tôi sẽ thông báo đến doanh nghiệp những thay đổi liên quan đến luật an toàn thực phẩm mới nhất để doanh nghiệp kịp thời nắm bắt.

CEO FSC - Chuyên gia ISO, kỹ sư công nghệ thực phẩm và cử nhân luật kinh tế đã có 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong ngành thực phẩm
CEO FSC – Chuyên gia ISO, kỹ sư công nghệ thực phẩm và cử nhân luật kinh tế đã có 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong ngành thực phẩm

Video chuyên viên FSC tư vấn chuỗi thực phẩm an toàn

@congtyfsc

#phunggiayphepthucpham #trendingtiktok #xuhuongtiktok #chungnhanantoanthucpham #fsc #giayphepthucpham #chungnhanchuoithucpham

♬ nhạc nền – Phụng Giấy Phép Thực Phẩm – Phụng Giấy Phép Thực Phẩm

Quy trình xin chứng nhận chuỗi thực phẩm an toàn

Quy trình xin chứng nhận chuỗi thực phẩm an toàn
Quy trình xin chứng nhận chuỗi thực phẩm an toàn

Bước 1 – FSC tiếp nhận thông tin và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ

Các chuyên gia sẽ kiểm tra các tài liệu hồ sơ do khách hàng cung cấp. Chúng tôi sẽ hướng dẫn doanh nghiệp bổ sung hoặc chỉnh sửa nếu hồ sơ chưa hợp lệ.

Bước 2 –  Tư vấn khắc phục tồn tại cơ sở vật chất, tập huấn ATTP và khám sức khỏe

Chuyên gia FSC sẽ trực tiếp đến doanh nghiệp để khảo sát các điều kiện về cơ sở vật chất và cách bố trí quy trình thực tiễn. Từ đó, chúng tôi sẽ hướng dẫn doanh nghiệp khắc phục các tồn tại về cơ sở vật chất để đáp ứng điều kiện được phép cấp chứng nhận chuỗi thực phẩm an toàn.

Bước 3 – Soạn hồ sơ và nộp hồ sơ

Sau khi đã hướng dẫn doanh nghiệp khắc phục cơ sở và chuẩn bị các hồ sơ tài liệu hợp lệ, FSC sẽ tiến hành soạn hồ sơ, thay doanh nghiệp đóng lệ phí và nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép cho cơ sở của quý doanh nghiệp.

Bước 4 – Tiếp đoàn thẩm định

FSC sẽ cùng doanh nghiệp tiếp đoàn thẩm định

Bước 5 – Nhận và gửi giấy chứng nhận cho doanh nghiệp

FSC sẽ theo dõi kết quả, nhận chứng nhận và bàn giao cho doanh nghiệp. Sau khi bàn giao chứng nhận, chuyên gia FSC sẽ tư vấn duy trì và tiếp tục hỗ trợ giải đáp thắc mắc (nếu doanh nghiệp cần)

Nếu có khó khăn này trong quá trình xin chứng nhận chuỗi thực phẩm an toàn, doanh nghiệp đừng ngần ngại liên hệ chúng tôi qua Hotline: 0937 719 694 (Ms. Phụng) – 0903 809 567 ( Mr. An Đỗ) để được tư vấn miễn phí và cung cấp dịch vụ tốt nhất. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ Quý doanh nghiệp 24/7.

Xem thêm

KHÁCH HÀNG CỦA CHÚNG TÔI

LIÊN HỆ VỚI FSC