Mọi cơ sở kinh doanh thực phẩm phải tuân thủ và đảm bảo các nguyên tắc về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Mặc dù COVID-19 đã đưa ra các quy định mới và các biện pháp phòng ngừa về sức khỏe, nhưng các nguyên tắc cơ bản vẫn cần lưu ý khi vận hành một siêu thị. Có thể dễ dàng bỏ qua các mối đe dọa hàng ngày đối với an toàn thực phẩm ở những cửa hàng này, nhưng một sơ suất nhỏ nhất cũng có thể gây ra những thiệt hại lớn đối với chủ doanh nghiệp.
Ở đây, chúng tôi đã chia nhỏ các rủi ro hàng ngày thành 8 rủi ro mất an toàn thực phẩm trong siêu thị mà bất kỳ nhà kinh doanh tạp hóa, siêu thị nào cũng nên đề phòng.
Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến toàn bộ thực phẩm
Nhiều yếu tố dọc theo chuỗi cung ứng thực phẩm có thể ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm:
- Thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, cây trồng biến đổi gen trong trang trại, sâu bệnh
- Phương pháp sơ chế, chế biến đến quy trình sản xuất của từng loại sản phẩm
- Điều kiện bảo quản và đóng gói thực phẩm đến ghi nhãn thông báo đầy đủ thông tin an toàn cho người tiêu dùng
- Việc xử lý vệ sinh các sản phẩm trong cửa hàng.
- Cách người tiêu dùng lựa chọn hàng hóa vô tình gây nhiễm chéo giữa thực phẩm sống và chín
Trong các cửa hàng, cũng có vô số cách thức trình bày thực phẩm cho người mua. Trái cây và rau quả ở dạng lỏng, đóng bao, cắt nhỏ, gọt vỏ và đóng gói. Các quầy trưng bày trong tủ lạnh và quầy thực phẩm tươi sống cung cấp các loại thịt sống, hải sản, nhiều loại sản phẩm từ sữa, các sản phẩm nấu chín và các loại thực phẩm chế biến sẵn khác. Tiệm bánh thường cung cấp các loại thực phẩm mới nướng, đông lạnh, các sản phẩm đóng gói, v.v. Tất cả những điều này mang lại vô số rủi ro mất an toàn thực phẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.
8 nguy cơ mất an toàn thực phẩm trong siêu thị và cửa hàng tạp hóa
1. Nhân viên vệ sinh
Trong tất cả các cơ sở kinh doanh, chuẩn bị hoặc chế biến thực phẩm, một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ô nhiễm thực phẩm là do nhân viên thực hiện vệ sinh cá nhân kém.
Rửa tay là một thực hành quan trọng, vì tay có thể dễ dàng chuyển vi khuẩn từ bề mặt bị ô nhiễm sang thực phẩm tươi sống. Hãy rửa tay đầy đủ bằng xà phòng là điều cần thiết:
- Sau khi xử lý: thịt sống và thiết bị được sử dụng để cắt nó; chất thải thực phẩm; tiền mặt, điện thoại hoặc tay nắm cửa;
- Sau khi đi vệ sinh;
- Sau khi hỉ mũi, ho hoặc hắt hơi;
- Trước và sau khi đeo găng tay;
- Sau khi sử dụng các sản phẩm tẩy rửa, chẳng hạn như vải, bọt biển, cây lau nhà, hóa chất tẩy rửa và khử trùng, thuốc trừ sâu, v.v.
Những thói quen cá nhân không được chấp nhận xung quanh việc chuẩn bị thức ăn bao gồm:
- Hút thuốc lá;
- Sự khạc nhổ;
- Chạm vào tóc, mặt, các bộ phận cơ thể hoặc quần áo;
- Mắc các bệnh không được phép tham gia sản xuất theo quy định của Bộ Y Tế
- Làm việc với vết thương hở hoặc nhiễm trùng da;
- Đeo đồng hồ hoặc đồ trang sức vì chúng có thể rơi vào thức ăn
Hãy đào tạo cho nhân viên các rủi ro mất an toàn thực phẩm trong siêu thị để phòng tránh
>> Xem thêm: Tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhân viên
2. Vi khuẩn trên xe đẩy và giỏ đựng hàng
Xe đẩy và giỏ đựng hàng là dụng cụ dành cho người mua hàng. Khi họ sử dụng chúng để chứa đựng hàng hóa bao gồm hàng sống và hàng chính, nó cũng mang lại nguy cơ gây ô nhiễm rất lớn. Khi khách hàng chạm vào những bề mặt bị ô nhiễm này, họ có thể làm lây lan mầm bệnh sang thực phẩm khi họ lấy chứng đặt vào xe đẩy nhưng sau đó lại đặt lên kệ hàng. Đối với trái cây và rau tươi hoặc các mặt hàng không được nấu chín trước khi ăn, điều này càng gây nguy hiểm hơn khi họ có thể ăn cả vi khuẩn vào trong cơ thể.
Vi khuẩn Coliform và E. coli (dấu hiệu ô nhiễm từ phân) được tìm thấy trên 72% tay cầm xe đẩy, nhưng chỉ 7% mẫu từ bàn thay tã, tay ghế, thiết bị sân chơi, nút ATM, mặt bàn nhà hàng, thang cuốn, và hộp đựng gia vị nhà hàng. Các nghiên cứu khác đã tìm thấy Salmonella và Campylobacter trên xe chở thịt sống, cùng với vi khuẩn Staphylococcus aureus gây bệnh. Trẻ nhỏ dễ bị nhiễm trùng hơn, với phản xạ tự nhiên của chúng là đưa tay và bất cứ thứ gì chúng có thể cầm vào miệng.
Xe đẩy và giỏ đựng hàng là một trong những rủi ro gây mất an toàn thực phẩm trong siêu thị
3. Thực phẩm sống
Thực phẩm sống có thể nhiễm vi khuẩn và các chất gây ô nhiễm khác dọc theo con đường từ trang trại đến kệ hàng. Thịt sống, gia cầm, cá và động vật có vỏ có thể mang các bệnh truyền nhiễm và gây rủi ro cho người mua hàng nếu không được xử lý hoặc đóng gói đúng cách.
Các sản phẩm được chế biến và đóng gói trong cửa hàng, chẳng hạn như thịt nấu chín, pho mát hoặc các sản phẩm bánh mì, cần được chế biến và thực hành đúng cách để đảm bảo an toàn thực phẩm để ngăn ngừa việc người tiêu dùng mua phải hàng hóa bị ô nhiễm. Người tiêu dùng nên rửa trái cây tươi và rau quả trước khi ăn để loại bỏ ô nhiễm bề mặt từ trang trại đến kho và trong cửa hàng.
4. Động vật gây hại
Chuột không chỉ gặm bao bì và ăn thức ăn, chúng còn để lại nước tiểu, phân, các vết nhờn dính, dấu chân bẩn trên bề mặt thực phẩm. Chúng chủ yếu bị thu hút bởi thức ăn và nước, chúng sẽ lựa chọn nơi cư trú gần nơi đó vì chúng không thích đi xa để kiếm thức ăn hàng ngày.
Các kho chứa thức thực phẩm hoặc khu vực có thức ăn rơi vãi, khu vực chứa rác là nơi thu hút các loài gặm nhắm trong siêu thị, đặc biệt đối với các tòa nhà cũ kỹ có các vết nứt xung quanh. Động vật gặm nhắm có thể mang mầm gây bệnh lây lan sang các bề mặt tiếp xúc và ngay cả trên bề mặt thực phẩm. Ngoài ra, chúng cũng có thể đưa ký sinh trùng vào bất kỳ môi trường nào mà chúng sinh sống, chẳng hạn như: bọ chét và ve.
Chuột có thể đưa ký sinh trùng vào bất kỳ môi trường nào mà chúng sinh sống
5. Ruồi
Có rất nhiều loại ruồi khác nhau có thể làm ô nhiễm thực phẩm trong siêu thị: Ruồi nhà, ruồi cống, ruồi thổi, ruồi chai, và cả ruồi giấm đều mang theo vi khuẩn nguy hiểm và các vi sinh vật gây bệnh khác. Hơn 100 mầm bệnh đã được ghi nhận từ ruồi, bao gồm Salmonella, tả, Shigella, Campylobacter, E. coli, Cryptosporidium, và cả giun và nấm ký sinh.
Bẫy đèn côn trùng (ILT) có thể được sử dụng để theo dõi hoạt động của ruồi nhưng trong môi trường bán lẻ thực phẩm, chúng phải được đặt cẩn thận để tránh làm ô nhiễm bề mặt thực phẩm và các khu vực khác.
6. Gián
Gián là một nhóm côn trùng khác có thể lây lan nhiều loại bệnh, bao gồm Salmonella, Staphylococcus, Listeria, E. coli, và cả nấm, vi rút và giun ký sinh. Chúng bị thu hút bởi những cặn nhỏ thức ăn còn sót lại xung quanh khu vực chuẩn bị thức ăn hoặc từ rác thải và cống rãnh – chúng rất phổ biến trong môi trường tạp hóa hoặc siêu thị.
Gián cũng có thể phát sinh trong quá trình giao nhận hàng hóa do các nhà cung cấp hoặc người vận chuyển không thực hiện tốt. Chúng ăn vật chất thối rữa, nấm mốc, phân trong cống rãnh, từ các loài gặm nhấm và chim, và xác động vật, sau đó có thể được truyền sang các khu vực sản xuất, chuẩn bị, bảo quản và trưng bày thực phẩm. Chúng trú ẩn trong giá đỡ trong các cửa hàng thực phẩm, những nơi tối tăm như vết nứt và kẽ hở trên tường và sàn nhà, cống rãnh, cống rãnh và các thiết bị, máy móc bên trong.
7. Thiết kế và bảo trì tòa nhà
Thiết kế và bảo trì tòa nhà kém có thể cho phép sinh vật gây hại dễ dàng xâm nhập qua cửa sổ, cửa ra vào, cống rãnh, không gian xung quanh đường ống, đường cáp, lỗ thông hơi, lưới chắn và lỗ trên mái nhà. Một khi động vật gây hại xâm nhập, chúng là mối đe dọa lớn đối với an toàn thực phẩm.
Việc duy trì cảnh quan và khuôn viên xung quanh các tòa nhà không tốt có thể là nơi trú ngụ của loài gặm nhấm hoặc tạo cơ hội cho các loài chim đến cư trú. Quản lý không tốt các thùng rác hoặc khu vực chứa rác cũng có thể thu hút các loài gặm nhấm, ruồi, gián, chim và kiến.
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách xin giấy phép an toàn thực phẩm cho siêu thị
Biện pháp giảm rủi ro mất an toàn thực phẩm trong siêu thị
Đầu tiên, để đảm bảo các sản phẩm đến cửa hàng của bạn là an toàn, hãy chắc chắn rằng bạn đã có các hợp đồng thỏa thuận chi tiết với nhà cung cấp. Điều này giúp siêu thị đưa ra các tiêu chuẩn rõ ràng về ngưỡng chất lượng có thể chấp nhận được. Đồng thời, thỏa thuận này giúp bảo vệ siêu thị trong trường hợp xảy ra sự cố an ninh thực phẩm ở cấp nhà cung cấp.
Mặc dù, sự cố an ninh thực phẩm rất hiếm xảy ra khi nhân viên cố tình làm sai lệch thực phẩm. Tuy nhiên, viễ tổ chức đào tạo toàn diện về an toàn thực phẩm cho nhân viên và khuyến khích nhân viên báo cáo các hành vi vi phạm an ninh thực phẩm ngay lập tức là điều vô cùng cần thiêt.
>> Xem thêm: Hướng dẫn các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm siêu thị, siêu thị mini
Thường xuyên giám sát các khu vực mà khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận thực phẩm tươi sống và thực phẩm chế biến sẵn để đảm bảo không có sự giả mạo sản phẩm. Nếu thực phẩm chế biến sẵn của bạn được đóng gói, hãy cân nhắc sử dụng con dấu an toàn để giúp khách hàng nhận biết được độ tươi ngon và an toàn.
Nguồn: https://www.rentokil.com/us/blog/8-food-safety-risks-supermarkets/#comment-9807
Các dịch vụ đang triển khai tư vấn tại FSC: