Thật hư thông tin này có chính xác không ? Tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm 2022 nên thực hiện như thế nào là đúng? Bài viết sau đây, FSC sẽ giúp Quý doanh nghiệp tháo gỡ nút thắt này một cách chi tiết và đầy đủ.
Bãi bỏ thủ tục cấp giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm
Căn cứ Thông tư 13/2020/TT-BCT, Nghị định 155/2018/ND-CP, Nghị Định 123/2018/NĐ-CP đã bãi bỏ việc tổ chức thi và cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm. Đồng thời việc xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm sẽ do doanh nghiệp tự tổ chức và được chủ cơ sở xác nhận.
Như vậy, kể từ ngày các quyết định này chính thức có hiệu lực thì các cơ quan chức năng thuộc 03 bộ (Bộ Y Tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn) sẽ không thực hiện việc kiểm tra, cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thực phẩm.
Doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về việc tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm
Hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm
Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị tài liệu tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và gửi cho nhân viên học tại nhà hoặc có thể tổ chức lớp đào tạo hướng dẫn trực tiếp cho nhân viên tại cơ sở sản xuất, kinh doanh. Tùy thuộc vào loại sản phẩm thuộc cơ quan nào quản lý mà doanh nghiệp nên lựa chọn tài liệu cho phù hợp. Doanh nghiệp có thể tải bộ câu hỏi kiến thức tập huấn tại :
- Quyết Định số 1390/QĐ-BCT đối với sản phẩm thuộc quản lý của Bộ Công Thương
- Quyết định số 37/QĐ-ATTP và Quyết định số 216/QĐ-ATTP đối với sản phẩm thuộc quản lý của Bộ Y Tế
- Quyết định 381/QĐ-QLCL đối với sản phẩm thuộc quản lý của Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn
Bước 2: Tiến hành lập quyết định về việc tổ chức thi xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm. Dựa trên bộ câu hỏi có sẵn ( bước 1), doanh nghiệp chọn lọc câu hỏi để soạn thành bộ đề thi chính thức.
Bước 3: Tổ chức thi xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm cho nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh.
Bước 4: Hội đồng tổ chức thi tiến hành chấm điểm, tổng kết kết quả thi xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm cho nhân viên
Bước 5: Những nhân viên có kết quả kiểm tra đạt sẽ được doanh nghiệp xác nhận đã được tập huấn kiến thức ATTP, sau đó, lập danh sách tổng hợp hoàn chỉnh.
Lưu ý:
Tại sao doanh nghiệp phải tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho nhân viên
Đào tạo tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm là việc vô cần cần thiết. Điều này sẽ giúp chủ cơ sở và những người trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm có được những kiến thức cơ bản cũng như quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm. Từ đó, họ sẽ biết cách ngăn ngừa rủi ro, chủ động phòng tránh để đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm.
Bên cạnh đó giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm cũng là thành phần hồ sơ bắt buộc phải có khi doanh nghiệp làm hồ sơ đăng ký giấy chứng nhận đủ điều an toàn thực phẩm. Ngoài ra, đây cũng là một trong những giấy tờ cần thiết thường bị kiểm tra định kỳ bởi cơ quan chức năng, trường hợp doanh nghiệp không danh sách nhân viên đã hoàn thành tập huấn sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
XEM VIDEO HƯỚNG DẪN DOANH NGHIỆP TỰ XÁC NHẬN KIẾN THỨC ATTP
Xem thêm:
Dịch vụ tư vấn giấy phép ATTP cơ sở sản xuất
- Cơ sở sản xuất nước giải khát
- Cơ sở sản xuất cà phê
- Cơ sở sản xuất trái cây sấy
- Cơ sở sản xuất bún
- Cơ sở sản xuất mật ong
- Cơ sở sản xuất bánh kẹo
- Cơ sở sản xuất nước đóng bình
- Cơ sở sản xuất nước đá
- Cơ sở sản xuất trà sữa
- Cơ sở sản xuất rượu
- Cơ sở sản xuất nước giải khát
Dịch vụ tư vấn giấy phép ATTP cơ sở kinh doanh
- Cửa hàng bánh kem
- Cửa hàng bán thịt
- Cơ sở kinh doanh thực phẩm đông lạnh
- Cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini
Dịch vụ tư vấn giấy phép ATTP dịch vụ ăn uống
Dịch vụ tư vấn giấy phép ATTP khác