Cơ sở của bạn đang sản xuất hoặc kinh doanh nhiều loại sản phẩm khác nhau vì thế bạn băn khoăn không biết nên nộp hồ sơ xin xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu ? Bộ Y Tế, Bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn hay Bộ Công Thương ? Đừng bỏ qua bài viết này vì đây sẽ là câu trả lời thỏa đáng mà bạn đang tìm kiếm.
Sản phẩm thực phẩm của bạn do cơ quan nào quản lý
Các sản phẩm thực phẩm kinh doanh – sản xuất sẽ do 03 bộ ngành sau đây quản lý:
BỘ Y TẾ
- Nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, đá thực phẩm (nước đá dùng liền và nước đá dùng để chế biến thực phẩm)
- Thực phẩm chức năng
- Các vi chất bổ sung vào thực phẩm
- Phụ gia, hương liệu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
- Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
- Các sản phẩm khác không được quy định tại danh mục của Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Ngũ cốc
- Thịt và các sản phẩm từ thịt
- Thủy sản và sản phẩm thủy sản (bao gồm các loài lưỡng cư)
- Rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả
- Trứng và các sản phẩm từ trứng
- Sữa tươi nguyên liệu
- Mật ong và các sản phẩm từ mật ong
- Thực phẩm biến đổi gen
- Muối
- Gia vị
- Đường
- Chè
- Cà phê
- Ca cao
- Hạt tiêu
- Điều
- Nông sản thực phẩm khác
- Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý
- Nước đá sử dụng để bảo quản, chế biến sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Bia
- Rượu, cồn và đồ uống có cồn
- Nước giải khát
- Sữa chế biến
- Dầu thực vật
- Bột, tinh bột
- Bánh, mứt, kẹo
- Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
Dựa trên nguyên tắc quản lý sau:
- Đối với cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên thì cơ quan quản lý sản phẩm có sản lượng lớn nhất trong các sản phẩm của cơ sở sản xuất là cơ quan quản lý.
- Đối với cơ sở không thực hiện công đoạn sản xuất nhưng kinh doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên do ngành Công Thương quản lý, trừ trường hợp là chợ đầu mối, đấu giá nông sản.
- Đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh nhiều loại sản phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên thì tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn cơ quan quản lý chuyên ngành về an toàn thực phẩm để thực hiện các thủ tục hành chính.

Nên xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu ?
Mỗi sản phẩm thực phẩm đặc thù sẽ do cơ quan có thẩm quyền khác nhau xem xét và cấp phép. Chỉ cần sai sót trong việc xác định cơ quan thẩm quyền đều sẽ khiến hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm của doanh nghiệp sẽ bị từ chối và bắt đầu lại từ con số 0. Chính vì thế, xác định đúng cơ quan tiếp nhận hồ sơ việc quan trọng đầu tiên mà doanh nghiệp cần phải lưu ý.
Cơ quan cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại 03 bộ sẽ được phân chia như sau:
BỘ Y TẾ
- GCN GMP cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe
- Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất Phụ gia thực phẩm có công dụng mới hoặc phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định
- Dịch vụ ăn uống
- Cơ sở sản xuất nước uống đóng bình, đóng chai, nước đá dùng liền
- Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến…các sản phẩm khác thuộc danh mục Bộ Y Tế quản lý
3. Quận ( phòng y tế) cấp cho cơ sở loại hình Hộ Kinh Doanh thuộc danh mục Bộ Y Tế Quản lý theo sự phân công của Chi Cục vệ sinh an toàn thực phẩm.
BỘ CÔNG THƯƠNG
- Rượu: từ 3tr lít sản phẩm/năm trở lên
- Bia : từ 50tr lít sản phẩm/năm trở lên
- Nước giải khát: từ 20tr lít sản phẩm/năm trở lên
- Sữa chế biến: từ 20tr lít sản phẩm/năm trở lên
- Dầu thực vật: từ ngàn tấn sản phẩm/ năm trở lên
- Bánh kẹo: từ 20 ngàn tấn sản phẩm/ năm trở lên
- Bột và tinh bột: từ 100 ngàn tấn sản phẩm/ năm trở lên.
- Cơ sở kinh doanh thực phẩm thuộc quản lý của bộ công thương từ 2 tỉnh thành trở lên.
3. Quận: Cơ sở loại hình hộ kinh doanh thuộc danh mục quản lý Bộ công thương được Sở công thương phân công thực hiện.
BỘ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
1. Cơ quan thẩm định cấp trung ương: Là các Tổng cục, Cục quản lý chuyên ngành thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo phân công của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Cơ quan thẩm định cấp địa phương: Do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định dựa trên phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tình hình thực tiễn của địa phương và đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm những gì ?
BỘ Y TẾ
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống (bản sao có xác nhận của cơ sở).
- Danh sách người sản xuất thực phẩm, kinh doanh ăn uống đã được xác nhận kiến thức an toàn thực phẩmcó xác nhận của chủ cơ sở.
- Kết quả khám sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống.( khám theo thông tư 14/2013/TT-BYT)
- Bản thuyết minh cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ sản xuất, kinh doanh
BỘ NÔNG NGHIỆP
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
- Bản thuyết minh cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ sản xuất, kinh doanh
- Sơ đồ bố trí mặt bằng cơ sở.
BỘ CÔNG THƯƠNG
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo Mẫu số 02a (đối với cơ sở sản xuất), Mẫu số 02b (đối với cơ sở kinh doanh) hoặc cả Mẫu số 02a và Mẫu số 02b (đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh) Mục I tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
- Danh sách tổng hợp đủ sức khỏe do chủ cơ sở xác nhận hoặc giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở.
Hy vọng thông tin bài viết trên có thể giúp doanh nghiệp giải đáp các thắc mắc liên quan đến giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong quá trình xin giấy phép, nếu có bất kỳ khó khăn nào cần hỗ trợ, đừng ngần ngại gọi cho chúng tôi qua Hotline: 0937 719 694 (Ms. Phụng) – 0903 809 567 ( Mr. An Đỗ) để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.
Comments are closed.