Nếu như có ai đó khuyên bạn nên xin giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất kinh doanh của mình, ngay lập tức bạn sẽ tìm hiểu thông tin về nó. Hàng loạt các câu hỏi có thể đặt ra: Giấy phép an toàn thực phẩm là gì? Có cần thiết cho cơ sở của mình không? Và làm thế nào để có được giấy phép ? v.v
Thật sự rất khó để có thể tổng hợp lại các thông tin rải rác, điều này càng khiến bạn cảm thấy hoang mang không biết liệu có bỏ sót thông tin quan trọng nào không ? Đừng lo lắng, dưới đây sẽ là bài viết tổng hợp đầy đủ nhất các thông tin mà bạn đang muốn tìm hiểu theo một trình tự logic nhất.
Giấy phép an toàn thực phẩm là gì ?
Giấy phép an toàn thực phẩm có tên đầy đủ là giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Đây là loại giấy tờ được cấp bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền của nhà nước cho các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm/dịch vụ về thực phẩm.
Mục đích của giấy phép an toàn thực phẩm là chứng minh doanh nghiệp đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện cần thiết về an toàn thực phẩm để được phép sản xuất, kinh doanh và phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Thời hạn giấy phép an toàn thực phẩm là gì ?
Thời hạn giấy phép an toàn thực phẩm là khoảng thời gian còn hiệu lực của giấy phép. Căn cứ điều 37 của Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 quy định thời hạn giấy phép an toàn thực phẩm là 03 năm. Điều này có nghĩa là chứng nhận an toàn thực phẩm có hiệu lực 03 năm được tính kể từ ngày cấp. Hết thời gian này, chứng nhận sẽ không còn hiệu lực áp dụng cho doanh nghiệp.
Giấy phép an toàn thực phẩm có quan trọng không?
Bên cạnh câu hỏi giấy phép an toàn thực phẩm là gì ? thì giấy phép an toàn thực phẩm có quan trọng không? là thắc mắc của hầu hết doanh nghiệp khi tìm hiểu về chủ đề này.
Câu trả lời là rất quan trọng. Có 2 khía cạnh cần xem xét đó là: Tuân thủ pháp luật và bảo vệ khách hàng.
Tuân thủ pháp luật
Bạn sẽ không thể sản xuất, kinh doanh thực phẩm nếu như không có giấy phép an toàn thực phẩm được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền. Có thể đâu đó vẫn có một vài cơ sở đang hoạt động trong trong tình trạng chưa có giấy phép một cách vô tình hay cố ý. Điều này sẽ đem đến rủi ro vô cùng lớn đối với doanh nghiệp, bởi vì chúng ta sẽ không thể biết được một ngày nào đó đoàn thanh tra nhà nước sẽ đến kiểm tra ngẫu nhiên. Nếu phát hiện cơ sở không có giấy phép hoặc giấy phép đã hết hạn thì chắc chắn cơ sở sẽ bị lập biên bản và xử phạt rất nặng. Mức xử phạt đã được quy định rất rõ ràng tại Nghị định 115/2018/NĐ-CP.
>> Xem thêm: Mức xử phạt khi không có giấy phép an toàn thực phẩm là gì ?
Tất nhiên ở đây chúng ta sẽ loại trừ 10 trường hợp được miễn xin cấp giấy an toàn thực phẩm, bao gồm:
- Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
- Sơ chế nhỏ lẻ;
- Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
- Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
- Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
- Nhà hàng trong khách sạn;
- Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
- Kinh doanh thức ăn đường phố;
- Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
Nếu như cơ sở sản xuất kinh doanh của bạn không thuộc các trường hợp trên thì BẮT BUỘC phải xin giấy phép an toàn thực phẩm trước khi tiến hoạt động. Ngoài việc bị xử phạt hành chính, điều này còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả hoạt động của cơ sở bởi vì quá trình sản xuất kinh doanh của bạn có thể sẽ bị gián đoạn một thời gian dài.
Bảo vệ khách hàng
Có rất nhiều mối nguy có thể tồn tại trong môi trường chế biến thực phẩm, nhiều mối nguy trong số đó mang lại những hậu quả nghiêm trọng cho khách hàng của bạn. Một số mối nguy thường gặp phổ biến là:
- Vệ sinh cá nhân của người trực tiếp chế biến, kinh doanh thực phẩm kém
- Nhiễm chéo trong quá trình chế biến, kinh doanh thực phẩm
- Không làm sạch và khử trùng đúng cách bề mặt tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
- v.v…
Chỉ một khách hàng bị ngộ độc khi sử dụng thực phẩm, doanh nghiệp sẽ phải tốn rất nhiều tiền cho việc bồi thường, mất thời gian theo đuổi cái vụ kiện tụng lâu dài. Với tư cách là chủ doanh nghiệp thực phẩm bạn có trách nhiệm bảo vệ khách hàng của mình khỏi những tổn hại về sức khỏe. Những sai lầm trong việc chế biến thực phẩm có khiến doanh nghiệp phải trả một cái giá rất đắt, thậm chí có thể phá hỏng một thương hiệu được coi là tâm huyết nhất.
Tóm lại: Mục đích then chốt của việc xin giấy an toàn thực phẩm là gì ? Ngoài việc tuân thủ pháp luật thì đăng ký giấy phép còn thể hiện sự tự giác của doanh nghiệp trong việc thiết lập hệ thống an toàn vệ sinh thực phẩm để hướng tới mục đích cuối cùng là bảo vệ người tiêu dùng.
Điều kiện cấp giấy phép an toàn thực phẩm là gì ?
Cơ sở sản xuất, kinh doanh: Để được cấp giấy phép an toàn thực phẩm, cơ sở cần phải đáp ứng các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với khu vực sản xuất, chế biến. Cụ thể các yêu cầu được quy định chi tiết tại Luật ATTP 2010
Con người: Chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất phải đáp ứng về kiến thức ATTP và thực hiện khám sức khỏe định kỳ 1 năm 1 lần theo Thông tư 14/2013/TT-BYT.
Bao bì đóng gói:
- Phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn để tiếp xúc trực tiếp sản phẩm.
- Lựa chọn mua từ các cơ sở chuyên sản xuất có đủ các giấy tờ như kiểm nghiệm, bản tự công bố sản phẩm bao bì chứa đựng thực phẩm
- Lưu giữ hóa đơn, chứng từ phục vụ thanh kiểm tra
Thủ tục đăng ký giấy phép an toàn thực phẩm
Sau khi đáp ứng các yêu cầu về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm, bước tiếp theo doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục đăng ký giấy phép an toàn thực phẩm. Bao gồm:
Chuẩn bị hồ sơ đăng ký giấy phép an toàn thực phẩm
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp;
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép an toàn thực phẩm;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất; các trang thiết bị, những dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm theo như quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về ATVSTP của chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo đúng quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và của những người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm được cấp bởi sở Y tế cấp huyện trở lên
Trình tự thực hiện đăng ký giấy phép an toàn thực phẩm
Để xin giấy phép an toàn thực phẩm doanh nghiệp cần thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy tờ theo hướng dẫn bên trên
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền. Chi tiết xem tại đây
- Bước 3: Nếu hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận sẽ viết giấy hẹn cho doanh nghiệp. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì doanh nghiệp phải chỉnh sửa để hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
- Bước 4: Đoàn đánh giá sẽ đến cơ sở để kiểm tra điều kiện sản xuất kinh doanh và yêu cầu khắc phục (Nếu có)
- Bước 5: Kết thúc thời hạn khắc phục, nếu cơ quan xem xét thấy hồ sơ, giấy tờ, điều kiện sản xuất kinh doanh phù hợp thì doanh nghiệp sẽ được cấp lại giấy phép an toàn thực phẩm.
>> Xem thêm: Dịch vụ tư vấn giấy phép an toàn thực phẩm trọn gói tại FSC
Hy vọng bài viết trên có thể giúp doanh nghiệp giải đáp thắc mắc Giấy phép an toàn thực phẩm là gì? Nếu có điều gì chưa rõ hoặc có câu hỏi cần giải đáp, đừng ngần ngại gọi cho chúng tôi qua Hotline: 0937 719 694 (Ms. Phụng) – 0903 809 567 (Mr. An Đỗ) để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.
>> Xem thêm:
Dịch vụ tư vấn giấy phép ATTP cơ sở sản xuất
- Cơ sở sản xuất nước giải khát
- Cơ sở sản xuất cà phê
- Cơ sở sản xuất trái cây sấy
- Cơ sở sản xuất bún
- Cơ sở sản xuất mật ong
- Cơ sở sản xuất bánh kẹo
- Cơ sở sản xuất nước đóng bình
- Cơ sở sản xuất nước đá
- Cơ sở sản xuất trà sữa
- Cơ sở sản xuất rượu
- Cơ sở sản xuất nước giải khát
Dịch vụ tư vấn giấy phép ATTP cơ sở kinh doanh
- Cửa hàng bánh kem
- Cửa hàng bán thịt
- Cơ sở kinh doanh thực phẩm đông lạnh
- Cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini
Dịch vụ tư vấn giấy phép ATTP dịch vụ ăn uống
Dịch vụ tư vấn giấy phép ATTP khác