Đảm bảo quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn trong quá trình chế biến thực phẩm là một trong những yêu cầu quan trọng không bao giờ được bỏ qua. Sự bất cẩn trong việc vệ sinh môi trường nhà bếp hoặc trong chế biến thức ăn có thể gây nguy cơ nhiễm khuẩn chéo và dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
Dưới đây là 04 quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm mà bạn nên chắc chắn rằng đã áp dụng cho bếp ăn của mình.
Quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm 1 – Đào tạo nhân viên
Người trực tiếp chế biến thực phẩm là những người cần nhận thức được tầm quan trọng của các quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh cá nhân và vệ sinh trong khu vực chế biến thực phẩm. Một trong những nguy cơ lớn nhất là mầm bệnh có thể lây lan khắp nhà bếp và dính vào tay, thớt, đồ dùng, mặt bếp và cả thực phẩm. Do đó, an toàn thực phẩm xuất phát từ việc đảm bảo vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường nhà bếp.
Nhận thức về tất cả các khía cạnh này có thể ngăn người chế biến thực phẩm mắc phải những sai lầm có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của người tiêu dùng và mang lại tiếng xấu cho thương hiệu.
Rửa tay – Điều này cần được thực hiện thường xuyên trong suốt ca làm việc của bạn. Cần có một bồn rửa riêng chỉ dành cho mục đích rửa tay, tránh xa nơi rửa và chế biến thực phẩm. Nên lau khô tay bằng khăn giấy dùng một lần vì vải và khăn tắm có thể chứa vi khuẩn có hại.
Bạn nên rửa tay trước và sau khi chế biến thực phẩm hoặc bất kỳ lúc nào bạn tiếp xúc với thực phẩm sống, xử lý chất thải và rác thực phẩm. Nếu bạn chạm vào các thiết bị chẳng hạn như điện thoại, tay nắm cửa hoặc máy tính tiền, bạn nên rửa tay một lần nữa trước khi quay lại chế biến thực phẩm.
Quần áo – Quần áo đầu bếp có màu trắng sẽ giúp ta dễ dàng nhìn thấy và kiểm soát các vết bẩn, bạn cũng có thể sử dụng tạp dề để bảo vệ quần áo của mình. Nên nhớ không được đeo đồng hồ hoặc trang sức trong quá trình chế biến thức ăn. Trong một số trường hợp, đặc biệt nếu bạn ở vai trò phục vụ đồ ăn và cầm tiền mặt, bạn nên đeo găng tay dùng một lần và loại bỏ chúng khi chạm vào đồ ăn.
Tóc – Tóc cần được giữ gọn gàng và đội mũ trùm đầu để không rơi vào thức ăn.
>> Xem thêm: Nội dung tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho nhân viên
Quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm 2 – Quản lý bệnh tật
Theo Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, “Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh”.
Mọi vết cắt hoặc vết thương sẽ luôn được che phủ và người đó không được phép tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Bất kỳ nhân viên nào có dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tật như nôn mửa, tiêu chảy, vàng da, đau họng kèm theo sốt, hoặc vết thương bị nhiễm trùng, cần được cho về nhà và không được phép làm việc ở những nơi họ tiếp xúc với thực phẩm. Huấn luyện nhân viên để họ hiểu rằng những loại bệnh như vậy cần phải được báo cáo cho cấp trên.
Quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm 3 – Nhà bếp sạch sẽ
Không bao giờ bỏ qua việc làm sạch và khử trùng khu vực bếp vì nó là khu vực diễn ra các hoạt động chế biến thực phẩm. Các vấn đề: Không cung cấp đủ nước làm sạch thực phẩm – thiết bị, thiếu phương tiện bảo quản thích hợp, xử lý chất thải không đúng là một trong những nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm bếp ăn. Chính vì thế, thực hành vệ sinh tốt trong xử lý, bảo quản thực phẩm và cung cấp đầy đủ nước sẽ giúp hạn chế và phòng chống vấn đề nhiễm khuẩn chéo có thể xảy ra.
Tất cả các cơ sở dịch vụ ăn uống phải có một chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm được thiết kế phù hợp và bắt buộc tuân thủ nghiêm ngặt. Vệ sinh không chỉ là việc thực hiện một lần mà nó là một chương trình cần được thực hiện liên tục như một thói quen. Muốn vậy, bếp ăn phải xây dựng một lịch trình làm sạch có hệ thống với các hướng dẫn rõ ràng. Người chế biến thực phẩm nên tuân thủ nghiêm ngặt lịch trình làm sạch có hệ thống để đảm bảo rằng các bề mặt và thiết bị được làm sạch khi cần.
Lịch trình nên bao gồm:
- Danh sách những hạng mục cần được làm sạch
- Mỗi hạng mục cần được làm sạch bao lâu một lần
- Phương pháp làm sạch hiệu quả cho từng hạng mục
Ngoài ra, hướng dẫn vệ sinh phải chỉ ra:
- Những chất tẩy rửa nào được phép sử dụng
- Cảnh báo an toàn khi sử dụng chất tẩy ra ( Pha loãng khi sử dụng, tránh tiếp xúc với thực phẩm,…)
- Nồng độ chất tẩy rửa cho phép sử dụng
- Thời gian an toàn khi tiếp xúc với bề mặt ( theo hướng dẫn của nhà sản xuất)
Quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm 4 – Đảm bảo cơ sở hạ tầng
Nhà bếp phải được xây dựng theo tiêu chuẩn của Bộ Y Tế, ngoài việc đảm bảo quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình chế biến thì đây còn là những yêu cầu bắt buộc phải tuân thủ nếu doanh nghiệp muốn xin cấp chứng nhận an toàn thực phẩm cho bếp ăn.
- Xây dựng bằng vật liệu không độc hại, bền, dễ vệ sinh
- Các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm, phẳng, dễ vệ sinh, không bị ăn mòn, rỉ sét
- Nhà bếp cần có đầy đủ các biện pháp kiểm soát dịch hại để ngăn chặn sự xâm nhập của các loài gặm nhấm, gián, ruồi và côn trùng.
- Hệ thống thông gió phải có khả năng khử khói, mùi và ngăn bụi bẩn xâm nhập vào
- Bố trí bếp theo nguyên tắc một chiều
- Đèn chiếu sáng nếu là bóng thủy tinh phải được che chắn lại, tránh trường hợp cháy nổ mảng vỡ rơi vào thực phẩm.
- Hệ thống cống rãnh kín, thoát nước tốt, không ứ đọng, dễ vệ sinh
- Nhà vệ sinh không được nằm trong khu vực chế biến và trước hướng đi của thực phẩm.
- Có đủ hệ thống bồn rửa: Bồn rửa rau, bồn rửa thịt, bồn rửa dụng cụ
Xem thêm: Các điều kiện cần tuân thủ khi xin cấp chứng nhận an toàn thực phẩm cho nhà hàng
Trên đây là các quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn mà doanh nghiệp cần phải tuân thủ nghiêm ngặt để bảo vệ khách hàng và uy tín thương hiệu của mình. Nếu gặp khó khăn trong quá trình thiết lập, duy trì hệ thống kiểm soát để đủ điều kiện xin giấy phép an toàn thực phẩm, doanh nghiệp vui lòng gọi Hotline: 0937 719 694 (Ms. Phụng) – 0903 809 567 (Mr. An Đỗ) để được hỗ trợ miễn phí.
>> Xem thêm:
Dịch vụ tư vấn giấy phép ATTP cơ sở sản xuất
- Cơ sở sản xuất nước giải khát
- Cơ sở sản xuất cà phê
- Cơ sở sản xuất trái cây sấy
- Cơ sở sản xuất bún
- Cơ sở sản xuất mật ong
- Cơ sở sản xuất bánh kẹo
- Cơ sở sản xuất nước đóng bình
- Cơ sở sản xuất nước đá
- Cơ sở sản xuất trà sữa
- Cơ sở sản xuất rượu
- Cơ sở sản xuất nước giải khát
Dịch vụ tư vấn giấy phép ATTP cơ sở kinh doanh
- Cửa hàng bánh kem
- Cửa hàng bán thịt
- Cơ sở kinh doanh thực phẩm đông lạnh
- Cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini
Dịch vụ tư vấn giấy phép ATTP dịch vụ ăn uống
Dịch vụ tư vấn giấy phép ATTP khác