6 lý do không quét được mã số mã vạch

Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp máy quét (scan) và điện thoại không nhận diện được mã vạch đã khiến cho khách hàng rất tức giận vì cho rằng mua nhầm hàng giả. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của những doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Vậy ý nghĩa của mã số mã vạch là gì ? Nguyên nhân nào khiến cho máy quét không nhận diện được mã số mã vạch ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Mã số mã vạch được cấu tạo như thế nào?

Mã số mã vạch của hàng hoá bao gồm hai phần: Phần mã số để con người nhận diện và phần mã vạch dành cho các máy quét đọc đưa vào quản lý hệ thống. Hiện nay ở Việt Nam, hàng hóa trên thị trường hầu hết sử dụng mã vạch EAN với 13 chữ số, chia làm 4 nhóm. Hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa của 4 nhóm này nhé :

nguyen-nhan-khong-quet-duoc-ma-so-ma-vach
Cấu tạo của mã số mã vạch

Mã số hàng hóa

Mã EAN bao gồm 13 chữ số – hoặc 8 chữ số, bao gồm sự kết hợp của mã quốc gia, mã công ty và mã sản phẩm và chữ số cuối cùng là chữ số kiểm tra.

Mã quốc gia: Hai chữ số đầu tiên trong dãy mã số dùng để xác định vùng quốc gia. Mỗi quốc gia sẽ tương ứng với mã số khác nhau được cấp bởi Tổ chức GS1. Xem mã số của các quốc gia TẠI ĐÂY.

Mã doanh nghiệp: Mã doanh nghiệp là mã duy nhất được cơ quan cấp số chỉ định cho mỗi doanh nghiệp bằng mã hệ thống số. Tất cả các sản phẩm được sản xuất bởi một công ty nhất định sẽ sử dụng cùng một mã doanh nghiệp. Đối với Việt Nam, mã doanh nghiệp do EAN-VN cấp cho các doanh nghiệp.

Mã sản phẩm: Mã sản phẩm là mã duy nhất do nhà sản xuất ấn định và đứng ngay sau mã doanh nghiệp. Tổng độ dài của mã nhà sản xuất cộng với mã sản phẩm phải có 10 chữ số.

Số kiểm tra: Số kiểm tra được sử dụng để xác minh rằng mã số được tạo chính xác. Số kiểm tra được tính toán dựa trên mã quốc gia, mã doanh nghiệp và mã sản phẩm. Cách tính như sau:

Ví dụ: Mã số : 893348100106 – C (C là số kiểm tra)

Bước 1: Tính tổng các số ở vị trí lẻ tính từ phải sang trái: 6 + 1 + 0 + 8 + 3 + 9 = 27

Bước 2: Nhân tổng các số vị trí lẻ tính ở trên với 3: 27 x 3= 81 (1)

Bước 3: Tính tổng giá trị của các số ở vị trí chẵn còn lại ta có:  0 + 0 + 1 + 4 + 3 + 8 = 16 (2)

Bước 4: Tính tổng (1) + (2):  81 + 16= 97

Bước 5: Lấy bội số của 10 gần nhất với số 97 là 100. Cuối cùng lấy 100 – 97= 3 – Đây chính là số C mà ta cần tìm.

Từ đó, ta có thể xác định mã số EAN-VN 13 có mã số đầy đủ là: 893 3481 00106 3

Mã vạch hàng hóa

Nếu như mã số hàng hóa là tập hợp dãy chữ số thì mã vạch chính là hình ảnh giữa cách vạch và khoảng trống xen kẽ nhau. Những vạch kẻ này được mã hóa và sắp xếp theo một nguyên tắc nhất định. Khi được scan bằng máy quét thì ngay lập tức hệ thống sẽ hiển thị dữ liệu về thông tin và xuất xứ của sản phẩm.

Mã vạch EAN-13 hoặc mã vạch EAN-8 là những vạch tiêu chuẩn có độ cao từ 26,26 mm đến 21,64 mm và độ dài từ 37,29 mm đến 26,73 mm. Cấu trúc mã vạch cũng do các tổ chức quốc gia về EAN quản lý và phân cấp đối với các doanh nghiệp.

Lý do không check được mã số mã vạch

Rất nhiều trường hợp khách hàng không thể check được mã số mã vạch và nghĩ đây là hàng kém chất lượng. Trường hợp không check được mã số mã vạch bằng máy quét còn có nhiều lý do sau:

Chất lượng in mã vạch kém: Mã số mã vạch in trên sản phẩm trong một thời gian dài nên có nhiều trường hợp mã số mã vạch bị mờ đi trong quá trình vận chuyển phân phối đến tay người tiêu dùng. Chính vì vậy, doanh nghiệp phải điều chỉnh chất lượng mực in phù hợp với đặc tính vật liệu của bao bì.

Độ tương phản kém: Màu sắc cũng đóng một vai trò quan trọng, độ tương phản càng cao khả năng đọc càng tốt. Các màu sắc có thể kết hợp để tạo sự tương phản tốt là:

  • Đen trên: trắng, cam, đỏ, vàng
  • Màu xanh lá cây trên: trắng, cam, đỏ, vàng
  • Xanh dương trên: trắng, cam, đỏ, vàng
nguyen-nhan-khong-quet-duoc-ma-so-ma-vach
Màu sắc của mã số mã vạch cần được phối màu tốt để tạo sự tương phản

Kích thước mã số mã vạch không phù hợp: Kích thước mã vạch cũng đóng một vai trò không kém phần quan trọng bởi vì chúng phải tuân theo một nguyên tắc nhất định. Đối với mã EAN 13, chiều rộng thanh hẹp của mã vạch tiêu chuẩn là 0,33 mm. Mã vạch tiêu chuẩn có thể được phóng to hoặc thu nhỏ trong phạm vi tỷ lệ phóng đại từ 0,8 đến 2,0. (Phạm vi cho chiều rộng thanh hẹp là từ 0,26 đến 0,66 mm.)

Mã số mã vạch bị in sai: Mã số mã vạch là “chứng minh thư” mô tả thông tin và nguồn gốc xuất xứ của một sản phẩm vì thế trước khi cho in bao bì hàng loạt, doanh nghiệp cần phải kiểm tra kỹ để tránh bị sai sót.

Dán sai vị trí của mã số mã vạch: Hãy đảm bảo mã số mã vạch được đặt ở vị trí dễ quan sát và đủ không gian để hiển thị trên nhãn sản phẩm. Nếu mã vạch đặt ở góc cong hay cạnh của hộp bao bì sẽ rất khó để máy quét nhận diện được mã vạch sản phẩm.

Dùng phần mềm check MSMV không chính thống: Phần mềm chính thống để kiểm tra tính hợp pháp mã số mã vạch là Scan and check có hình đại diện là logo Gs1 Việt Nam của Tổng Cục Đo Lường Chất Lượng. Các phần mềm khác thuộc đơn vị tư nhân xây dựng và quản lý không chính thống sẽ không thể kiểm tra được tất cả các sản phẩm nếu như doanh nghiệp không đăng ký với đơn vị chủ quản của phần mềm đó.

Phần mềm kiểm tra tính hợp pháp của mã số mã vạch
Phần mềm kiểm tra tính hợp pháp của mã số mã vạch

Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải kiểm tra các nguyên nhân có thể khiến mã vạch không check được để từ đó đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất.

Xem thêm: Cách đăng ký mã số mã vạch hợp pháp

VIDEO CHUYÊN VIÊN FSC TƯ VẤN MÃ SỐ MÃ VẠCH

@congtyfsc

NGUYÊN NHÂN KHÔNG QUÉT ĐƯỢC MÃ SỐ MÃ VẠCH #learnwithtiktok #phunggiayphepthucpham #fsc #xuhuongtiktok #trending #masomavach #kiemtramasomavach #learnontiktok

♬ nhạc nền – Phụng Giấy Phép Thực Phẩm – Phụng Giấy Phép Thực Phẩm

Trên đây là các thông tin cơ bản về và nguyên nhân khiến máy quét không nhận diện được mã số mã vạch của doanh nghiệp nếu cần đăng ký mã số mã vạch vui lòng liên hệ Hotline: 0931.800.522 – 0903.809.567 để được hỗ trợ tư vấn và cung cấp dịch vụ tốt nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.