Phân biệt mã QR và mã vạch

Khi đề cập đến việc dán nhãn hàng tồn kho, thiết bị và sản phẩm tiêu dùng, mã QR và mã vạch mang lại những lợi thế nhất định. Sự lựa chọn giữa mã QR và mã vạch thường phụ thuộc vào một số lý do, chẳng hạn như lượng dữ liệu cần được lưu trữ trong mã, loại sản phẩm được dán nhãn và các cân nhắc khác.

Chúng tôi đã tổng hợp hướng dẫn này để giúp bạn phân biệt mã QR và mã vạch cũng như cách xác định ứng dụng nào phù hợp nhất cho sản phẩm của mình.

Mã QR là gì?

Mọi người hầu hết đều đã quen thuộc với mã vạch – mã đen trắng có một loạt các đường song song mà nhân viên thu ngân dùng để quét khi tính tiền nhưng mã QR cũng đang được biết đến và công nhận rộng rãi.

Mã QR là một loại mã vạch ma trận, là tập hợp của các hình vuông và dấu chấm màu đen và trắng. Mã QR có thể chứa nhiều loại dữ liệu khác nhau. Những thông phổ biến nhất được lưu giữ trong mã QR là URL trang web, địa chỉ email, dữ liệu liên hệ và thông tin văn bản.

Nếu như thông tin từ mã vạch được đọc theo chiều ngang thì với mã QR  thông tin có thể được đọc theo cả chiều dọc và chiều ngang. Điều này có nghĩa là mã QR có thể chứa một lượng lớn thông tin phức tạp hơn so với mã vạch. Nhưng với sự phát triển của công nghệ, chúng ta có thể quét được mã QR dễ dàng bằng smart phone, điều đó đã giúp cho mã QR có nhiều cơ hội tiếp cận hơn với người tiêu dùng.

phan-biet-ma-qr-va-ma-vach
Mã QR là một loại mã vạch ma trận, là tập hợp của các hình vuông và dấu chấm màu đen và trắng

Mã vạch là gì?

Nói một cách đơn giản, mã vạch là một dạng thông tin một chiều nằm ngang. Chúng được tạo thành từ các vạch đen có độ dày khác nhau và số lượng khác nhau. Các mã này được đọc bởi máy quét khi chúng được đặt trên một bề mặt. Chúng ta thường thấy những nhãn này trên sản phẩm để xác định giá cả, nhưng chúng cũng có thể được sử dụng để theo dõi, phân loại và quản lý tất cả các loại mặt hàng khác nhau. Thông thường, bạn sẽ thấy chúng trên các bao bì sản phẩm được bày bán trong các siêu thị, cửa hàng.

Trước đây, máy quét mã vạch thường được yêu cầu để đọc thông tin trong mã vạch nhưng ngày nay ngay cả điện thoại thông minh của bạn cũng có thể đọc được dữ liệu này.

phan-biet-ma-qr-va-ma-vach
Mã QR và mã vạch đều có thể dễ dàng đọc dữ liệu bằng điện thoại

>> Xem thêm: Nguyên nhân không quét được mã số mã vạch

Sự khác nhau giữa mã QR và mã vạch

STTMã vạchQR code
1Được phát triển vào năm 1952Được phát triển vào năm 1994
2Được phát triển bởi Norman Joseph Woodland.Được phát triển bởi Masahiro Hara.
3Có 2 loại: 1 chiều và 2 chiều.Chỉ có 1 loại.
4Đây là một cách lưu trữ số trong một bản inn và máy tính có thể hiểu được.Đây là một loại mã vạch 2D hoặc bản in đại diện của dữ liệu có thể được quét để truy xuất dữ liệu
5Nó được sử dụng tại các cửa hàng để theo dõi tất cả các mặt hàng đã mua, trong bệnh viện để theo dõi hồ sơ của bệnh nhân, trong kinh doanh để theo dõi ô tô cho thuê và theo dõi hành lý hàng không, thư từ và phế liệu hạt nhân.Nó được sử dụng trong các siêu thị, bệnh viện, rạp chiếu phim hoặc bởi các cá nhân, v.v. để truyền dữ liệu (chia sẻ danh bạ, ảnh, video và các tài liệu khác).
6Nó dựa trên công nghệ Mã Morse.Nó dựa trên công nghệ Mã Morse.
7Nó có dung lượng lưu trữ dữ liệu ít hơn so với Fastag.Nó có nhiều dữ liệu lưu trữ hơn so với mã vạch.
8Mỗi lần chỉ có thể kiểm tra được một mã vạch.Mỗi lần chỉ có thể kiểm tra được một QR code
9Nó lưu trữ thông tin theo chiều ngang.Nó lưu trữ thông tin theo chiều ngang và chiều dọc.
10Đó là sự sắp xếp theo chiều dọc của các đường thẳng song song (theo phiên bản tiêu chuẩn).Đó là sự sắp xếp của các chấm vuông trên các ô vuông.
11Nó lưu trữ ít thông tin hơn mã QR.Nó lưu trữ nhiều thông tin hơn mã vạch (nó được sử dụng để lưu trữ dữ liệu đa phương tiện).

Mã QR và mã vạch – cái nào tốt hơn?

Mã QR có các hàng và cột kết hợp với nhau để tạo thành một mạng lưới các mô-đun. Do đó, mã QR có thể chứa nhiều dữ liệu hơn một mã vạch có kích thước tương đương. Mã QR càng chứa nhiều dữ liệu, mã QR sẽ trông càng “dày đặc” hơn. Đây là lý do tại sao mã QR được gọi là mã hai chiều, bởi vì chúng mang thông tin theo cả chiều dọc và chiều ngang. Đây chính là ưu điểm vượt trội của mã QR so với mã vạch vì có thể chứa một lượng lớn thông tin trong một không gian nhỏ hơn.

QR có khả năng được đọc 360 độ từ bất kỳ hướng nào và ít chịu sự ảnh hưởng của bề mặt. Điều này có nghĩa là nếu mã QR bị che phủ bởi bụi bẩn hoặc vết xước thì khả năng cao là nó vẫn có thể đọc được so với mã vạch. Mã QR có thể mang lượng thông tin gấp hàng trăm lần mã vạch thông thường. Khi so sánh cách hiển thị của cả hai thì mã vạch thông thường có thể chiếm không gian in gấp mười lần so với mã QR khi chứa đựng cùng một lượng thông tin.

Khi tích hợp ứng dụng quét của cả 02 mã này, mã QR dễ quét hơn rất nhiều so với mã vạch một chiều, thường bền hơn và cung cấp một mã duy nhất cho mỗi mặt hàng điều đó làm cho hầu hết các doanh nghiệp hiện nay ưu tiên sử dụng mã QR hơn thay vì mã vạch.

Nếu bạn đang cân nhắc giữa mã vạch và mã QR, chúng tôi luôn khuyên bạn nên đầu tư mã QR vì chúng cung cấp tính duy nhất, có thể chứa nhiều dữ liệu hơn và quan trọng là có khả năng tồn tại lâu hơn.

Trên đây là sự khác nhau cơ bản của mã QR và mã vạch, hy vọng thông tin bài viết trên sẽ giúp doanh nghiệp xác định ứng dụng nào phù hợp nhất cho sản phẩm của mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này vui lòng liên hệ Hotline: 0931.800.522 – 0903.809.567 để được giải đáp miễn phí.

1/5 - (1 bình chọn)