Mẹo tránh lây nhiễm chéo trong siêu thị

ve-sinh-an-toan-thuc-pham-sieu-thi

Hiện nay, hầu hết các siêu thị đều có những quy định và biện pháp để đảm bảo độ tươi ngon của thực phẩm. Tuy nhiên, việc giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm siêu thị không thể thực hiện tốt nếu như không có sự phối hợp của người đi mua hàng. Ngoài việc đào tạo nhân viên siêu thị thì việc hướng dẫn cho người mua hàng thông qua các hành động nhỏ cũng là cách góp phần tránh tình trạng lây nhiễm chéo – một nguy cơ rất phổ biến hay xảy ra trong siêu thị.

Dưới đây là các lời khuyên hữu ích về vệ sinh an toàn thực phẩm khi mua hàng tiêu siêu thị. Mời các bạn theo dõi:

Quầy rau củ quả

Lời khuyên:

  • Tránh mua sản phẩm bị thâm tím bởi vì không chỉ trông chúng không hấp dẫn mà trái cây và rau bị thâm còn tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào phần thịt bên trong
  • Tránh các sản phẩm thu hút ruồi vì ruồi báo hiệu thức ăn bị rò rỉ, hỏng hóc, héo úa hoặc mốc
  • Nếu bạn muốn mua sản phẩm đã cắt sẵn, hãy chắc chắn rằng nó được bảo quản lạnh hoặc được đặt trên đá vì sản phẩm đã cắt được làm lạnh sẽ ít có khả năng chứa vi khuẩn hơn sản phẩm để ở nhiệt độ phòng
  • Nếu bạn phải liếm ngón tay để lấy túi ni lông, thì chỉ liếm ngón tay của một bàn tay; sử dụng bàn tay khác để lấy sản phẩm vì nước bọt từ người mua hàng được chuyển sang sản phẩm khi người mua hàng liếm ngón tay của họ để dễ dàng mở túi nilon

Một lưu ý về sản phẩm hữu cơ: Trái cây và rau hữu cơ có thể không chứa thuốc trừ sâu và phân bón tổng hợp nhưng không có nghĩa là chúng ngoại bất nhập với các loại vi khuẩn vì thế hãy lưu ý các lời khuyên như trên.

Quầy thịt nguội

Lời khuyên:

  • Người bán thịt trong siêu thị không bao giờ được chạm vào miếng thịt nguội bằng tay không; họ nên thay găng tay khi chạm vào tay nắm cửa, thiết bị hoặc các bề mặt khác trước khi chạm tay vào thịt vì bàn tay chính là tác nhân truyền mầm bệnh từ bề mặt này sang bề mặt khác.
  • Người chế biến không được mặc tạp dề bẩn; họ nên lau tay bằng khăn sạch đã qua khử trùng vì tạp dề bẩn có thể báo hiệu rằng người chế biến đang lau tay trên tạp dề của họ; chất bẩn trên tạp dề có thể tích tụ và lan sang các bề mặt khác
  • Sử dụng túi ni lông để làm bao tay khi lựa chọn thịt và hải sản vì việc sử dụng túi ni lông để làm bao tay khi lựa mua thịt và hải sản giúp ngăn ngừa lây nhiễm chéo cho các mặt hàng khác. Bởi vì vô tình tay bạn có thể chạm vào thực phẩm sống, sau đó lại chạm vào thực phẩm chín
  • Các gói thịt được xếp chồng lên nhau cao hơn “vạch giới hạn tải” (xem vạch này được đánh dấu trong thành tủ) của tủ lạnh có thể dẫn đến tình trạng thịt được bảo quản đủ lạnh vì nhiệt độ cao hơn khuyến nghị (5 độ C đối với thịt) trong tủ lạnh có thể làm thực phẩm nhanh hỏng.

Quầy thịt cá tươi

  • Cá và hải sản không được có mùi amoniac vì mùi amoniac cho thấy cá và hải sản đang bắt đầu thối rữa
  • Cá và hải sản nên được giữ trong tủ lạnh, trên đá, hoặc cả hai; nếu chỉ giữ trên đá, cá và hải sản phải được chôn trong đá, không chỉ đơn giản là đặt trên bề mặt vì cá và hải sản rất dễ hỏng
  • Thực phẩm sống và chín không nên tiếp xúc với nhau vì điều này có thể gây nhiễm chéo thực phẩm chín

Quầy salad chế biến

Lời khuyên:

  • Quầy salad không nên lộn xộn vì quầy salad lộn xộn cho thấy không có ai sắp xếp và dọn dẹp nó
  • Rau xà lách không được héo vì Rau xanh héo có thể chỉ ra nhiệt độ bảo quản không phù hợp hoặc thời gian ở quá lâu ở quầy salad, điều kiện này dễ dẫn đến nhiễm vi khuẩn
  • Thực phẩm mới không nên đổ lên trên thức ăn cũ vì điều này có thể dẫn đến ô nhiễm vi khuẩn; nếu lượng thực phẩm cũ còn ít, nên loại bỏ các hộp đựng và thay thế bằng các hộp đựng mới đầy
  • Tay cầm của muỗng gắp thực phẩm không được chạm vào thức ăn vì tay cầm của dụng cụ gắp phải đủ dài để chúng không tiếp xúc với thức ăn; dụng cụ có tay cầm quá ngắn có thể lây truyền mầm bệnh từ tay khách hàng sang thức ăn
  • Hộp đựng nước sốt salad, muỗng múc sốt phải được dán nhãn và để riêng biệt vì các vật chứa không dán nhãn có thể làm người tiêu dùng nhầm lẫn

Thực phẩm đóng gói sẵn

Lời khuyên

Kiểm tra hạn sử dụng trước khi mua hàng vì thực phẩm quá hạn sử dụng có thể gây ảnh hưởng sức khỏe của người sử dụng

Các lon, hộp đựng thực phẩm không bị móp, phồng, rò rỉ vì đây là dấu hiệu có thể gây ngộ độc thịt

Bao bì ngũ cốc, gạo và các loại thực phẩm khô khác không được có vết nước và vết rách vì vết nước có thể cho thấy sản phẩm bị ẩm và mốc; rách bao bì có thể cho thấy đã có côn trùng gây hại xâm nhập vào thực phẩm

Thực phẩm đông lạnh

Lời khuyên

Bao bì thực phẩm đông lạnh phải còn nguyên vẹn, không bị rách hoặc vỡ vì bao bì bị rách hoặc vỡ xảy ra 02 nguy cơ: Côn trùng xâm nhập hoặc thực phẩm đã tiếp xúc với nguồn ô nhiễm khác.

Thực phẩm nên được đông lạnh và không bị rã đông vì thực phẩm trong ngăn đông lạnh nên được bảo quản ở nhiệt độ 0 độ hoặc thấp hơn.

>> Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm siêu thị, cửa hàng tiện lợi

Nguồn: https://waterandhealth.org/disinfect/food_safety/food-safety-supermarket/

Nếu cần tư vấn xin chứng nhận an toàn thực phẩm siêu thị, cửa hàng tiện lợi vui lòng liên hệ Hotline: 0937 719 694 (Ms. Phụng) – 0903 809 567 ( Mr. An Đỗ) với FSC qua để được tư vấn miễn phí và cung cấp dịch vụ tốt nhất.

Các dịch vụ đang triển khai tư vấn tại FSC:

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ THỰC PHẨM QUỐC TẾ FSC

Trụ sở: 40/6 Tô Ngọc Vân, KP.1, P.Thạnh Xuân, Q.12, Tp.Hồ Chí Minh.
Website: giayphepthucpham.vn
Fanpage:Kiến thức thực phẩm cho doanh nghiệp
Group: Cộng Đồng Doanh Nghiệp Thực Phẩm

Hotline 1: 0937.719.694 (Ms Phụng)
Hotline 2:
0903.809.567 (Mr An)

Email: lienheFSC@gmail.com
Phản ánh dịch vụ: 093.771.9694
Uy Tín - Chuyên Nghiệp - Hậu Mãi
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on email
Email
Share on print
IN

Dịch vụ của FSC

Kiến thức hỗ trợ doanh nghiệp

Tin tức liên quan

0931.800.522

error: Content is protected !!