Bao bì ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm bên trong và quyết định đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Cả hai yếu tố này đều là thách thức lớn đối với ngành thiết kế bao bì, đặc biệt là đối với bao bì chứa đựng thực phẩm.
Xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm là một trong những bước quan trọng mà doanh nghiệp cần phải thực hiện trước khi tiến hành công bố lưu hành sản phẩm trên thị trường. Giấy kiểm nghiệm được công nhận là hợp lệ khi các chỉ tiêu kiểm nghiệm phù hợp với quy định và phải nằm trong ngưỡng giới hạn cho phép. Vậy xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm cho bao bì tiếp xúc thực phẩm dựa trên những tiêu chí nào ? Bài viết sau đây chúng tôi sẽ giải đáp câu hỏi này một cách đầy đủ và chi tiết nhất.
Hiểu đúng khái niệm bao bì tiếp xúc trực tiếp thực phẩm ?
Bao bì thực phẩm có nhiều dạng khác nhau, chúng được thiết kế dựa trên các tiêu chí sau: Yêu cầu kỹ thuật, nhu cầu tiếp thị ( như nhận dạng thương hiệu hoặc giới thiệu thông tin sản phẩm, gây ấn tượng cho người tiêu dùng) và các tiêu chí khác,…Lớp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm hoặc đồ uống được gọi là “vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm”.
Sau đây là ví dụ trực quan giúp quý doanh nghiệp dễ dàng hình dung hơn dựa trên một số loại bao bì thông dụng như: Chai nhựa có vật liệu tiếp xúc trực tiếp là nhựa, chai thủy tinh có vật liệu tiếp xúc là thủy tinh và lớp kim loại tráng từ nắp đậy, lon nhom có vật liệu tiếp xúc trực tiếp là nhôm,…
Do tiếp xúc với thực phẩm và đồ uống trong thời gian dài nên các bao bì chứa đựng thực phẩm được đánh giá là loại sản phẩm có nguy cơ cao. Chất lượng của lớp tiếp xúc này ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng và sự an toàn của sản phẩm được bảo quản bên trong. Vì thế, tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật và kiểm tra chất lượng thông qua kiểm nghiệm là việc bắt buộc phải làm đối với các nhà sản xuất và nhà phân phối vật dụng, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
Các vật dụng, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm sẽ không được phép lưu thông trên thị trường nếu như không có giấy tự công bố sản phẩm. Xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm chính là thủ tục quan trọng và không thể thiếu của quá trình này.

Hướng dẫn xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm bao bì tiếp xúc thực phẩm?
Đọc đến phần này chắc hẳn doanh nghiệp cũng đã hiểu được tầm quan trọng của việc kiểm nghiệm rồi. NHƯNG cần kiểm những chỉ tiêu gì ? Như thế nào thì giấy kiểm nghiệm mới được công nhận là hợp lệ?
Đây là thắc mắc và khó khăn của không ít doanh nghiệp đang trong quá trình xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm. Đừng lo lắng, sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn doanh nghiệp nắm được những nguyên tắc cơ bản để xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm đúng và đủ nhất so với quy định của pháp luật.
Đối với bao bì, vật dụng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm sẽ được nhà nước kiểm soát nghiêm ngặt thông qua việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Khi xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm doanh nghiệp chỉ cần bám sát vào quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Dưới đây là các quy chuẩn kỹ thuật của một số bao bì thông dụng:
- TT 34/20118TT-BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
- QCVN 12-2: 2011/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
- QCVN 12-2: 2011/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng cao su tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
- QCVN 12-3:2011/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng kim loại
- QCVN 12-4:2015/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ làm bằng thủy tinh, gốm sứ và tráng men tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
- QCVN 46:2007/BYT – Kiểm nghiệm sản phẩm gỗ
Ngoài ra, nếu sản phẩm xuất đi nước ngoài thì còn có những quy định như:
Mỹ và Canada:
- Quy chuẩn về hàm lượng chì và Cadmic cho phép của FDA
- Hàm lượng Nitrosamines (FDA)
- CPSIA
- Đạo luật về đóng gói và ghi nhãn 16 CFR 500
- ASTM B117, D3359
- SOR
- Đạo luật về ghi nhãn và bao bì tiêu dùng Canada
- Quy định về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa
- Biphenol A Content (BPA)
- Model Toxics in Packaging
- Và các tiêu chuẩn khác
Liên minh EU
- Các quy chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm
- Quy định (EU) No 10/2011, Các chỉ tiêu thôi nhiễm cho xuất khẩu sang EU
- EU Regulation No. 10/2011, quy định về chất liệu nhựa tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
- EC Directive 94/62/EC, kim loại nặng trong bao bì
- 84/500/EEC, Chì và Cadmium có thể rò rỉ trong gốm sứ
- BS 6748, Chì và Cadmium có thể rò rỉ trong thủy tinh và vật liệu gốm sứ
- EC Directive 2007/42/EC, Regenerated Cellulose Film
- EC Directive 93/11/EEC, Nitrosamines
- Commission Regulation (EC) 1895/2005, BADGE, BFDGE, NOGE
- Và các tiêu chuẩn khác
Australia
- Quy định của Australia 1956, Chì và Cadmi có thể thể rò rỉ trong gốm sứ
- Cảnh báo bảo vệ người tiêu dùng No. 11 of 2011, DEHP
Trung Quốc
- GB 4806.9-2016
Và các quốc gia khác…
Tùy vào loại bao bì và thị trường xuất khẩu sẽ có quy chuẩn kĩ thuật hoặc quy định khác nhau để xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm cho bao bì thực phẩm. Ngoài ra, các kết quả kiểm nghiệm phải được thực hiện bởi danh sách các phòng kiểm nghiệm được nhà nước công nhận hoặc chỉ định phục vụ quản lý nhà nước về ATTP thì kết quả mới có giá trị pháp lý.
Với kinh nghiệm lâu năm hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm cho bao bì tiếp xúc trực tiếp thực phẩm, FSC cam kết xây dựng chỉ tiêu chính xác đảm bảo tuân thủ mọi quy định của pháp luật để đưa sản phẩm của doanh nghiệp ra thị trường một cách nhanh chóng và an toàn nhất.
Chỉ cần cung cấp mẫu và thông tin sản phẩm, mọi việc còn lại: xây dựng chỉ tiêu, gửi mẫu kiểm nghiệm, lấy kết quả kiểm nghiệm sẽ do FSC đại diện doanh nghiệp thực hiện toàn bộ. Thời gian nhận phiếu kết quả kiểm nghiệm chỉ từ: 03 – 07 ngày.
Nếu có bất kỳ khó khăn nào trong quá trình xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm hoặc công bố sản phẩm, doanh nghiệp đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0937 719 694 (Ms. Phụng) – 0903 809 567 ( Mr. An Đỗ) để được tư vấn miễn phí và cung cấp dịch vụ tốt nhất.
Xem thêm các dịch vụ kiểm nghiệm tại FSC:
- Kiểm nghiệm thực phẩm chức năng
- Kiểm nghiệm nước đá viên dùng liền
- Kiểm nghiệm nước đóng bình, đóng chai
- Kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm
- Kiểm nghiệm gia vị thực phẩm ( nước mắm, nước tương, bột nêm,…)
- Kiểm nghiệm bao bì, dụng cụ tiếp xúc thực phẩm
- Và các sản phẩm thực phẩm khác
Comments are closed.