[TPHCM] Ban quản lý an toàn thực phẩm hậu kiểm cần chuẩn bị những gì ?

Ban quản lý an toàn thực phẩm Hồ Chí Minh (gọi tắt là Ban Quản lý) là cơ quan có chức năng tổ chức thực thi pháp luật về an toàn, vệ sinh thực phẩm trên địa bàn thành phố. Tên tiếng anh: Food Safety Management authority of Ho Chi Minh City

Những thủ tục được giải quyết bởi Ban Quản lý an toàn thực phẩm gồm có:

  • Chứng nhận cho các cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  • Hồ sơ đăng ký công bố/ tự công bố sản phẩm;
  • Giấy xác nhận nội dung quảng cáo;
  • Các thủ tục về chuỗi thực phẩm;
  • Và các thủ tục hành chính khác,…

Ngoài có thẩm quyền trong việc cấp phép, Ban quản lý an toàn thực phẩm còn thực hiện kế hoạch thanh tra hậu kiểm nhằm kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Ban quản lý an toàn thực phẩm sẽ kiểm tra hạng mục gì ?

Hồ sơ giấy tờ pháp lý

Ban quản lý an toàn thực phẩm sẽ kiểm tra hồ sơ pháp lý để đánh giá tính tuân thủ

Điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở, bao gồm:

  • Điều kiện về cơ sở vật chất
  • Điều kiện về trang thiết bị, dụng cụ
  • Điều kiện về con người
  • Quy trình sản xuất, chế biến, vận chuyển và bảo quản thực phẩm; nguồn gốc, xuất xứ, hạn sử dụng của nguyên liệu , phụ gia và thành phẩm thực phẩm
  • Đoàn kiểm tra thực hiện lấy mẫu khi cần thiết
  • Các quy định khác có liên quan đến cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm

Ban quản lý an toàn thực phẩm có báo trước khi đến thanh tra không ?

Khi có kế hoạch kiểm tra, Ban quản lý an toàn thực phẩm sẽ gửi công văn báo trong khoảng thời gian 01 tháng. Ví dụ: Thời gian kiểm tra từ ngày 01 tháng 11 năm 2022 đến ngày 30 tháng 11 năm 2022. Trong khoảng thời gian này, đoàn hậu kiểm sẽ đến để thực hiện công tác thanh, kiểm tra theo các nội dung trong công văn đã gửi trước đó.

Tần suất thanh tra là bao nhiêu lần/ năm?

Kiểm tra hậu kiểm là hoạt động được Ban quản lý an toàn thực phẩm thực hiện liên tục trong nhiều năm gần đây nhằm kịp thời phát hiện sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn, các cơ sở có tồn tại vi phạm và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. 

Sẽ không có quy định cụ thể về tần suất kiểm tra, thông thường vào các đợt cao điểm như Tết Nguyên Đán, lễ hội hoặc thời điểm xảy ra nhiều trường hợp ngộc độc thực phẩm thì Ban quản lý an toàn thực phẩm sẽ có kế hoạch công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất nếu có nghi ngờ. Thông thường mỗi cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm sẽ nhận được công văn kiểm tra ít nhất 1 năm/ lần, hoặc có thể bị kiểm tra bởi cơ quan tại địa phương.

Có chứng nhận ISO hoặc HACCP thì có bị thanh tra không ?

Căn cứ Nghị Định 15/2018 NĐ-CP thì cơ sở đã có chứng nhận HACCP/ ISO 22000 thì được miễn xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Mặc dù được phép sử dụng để thay thế nhưng các cơ sở áp dụng hệ thống quản lý chất lượng HACCP/ ISO 22000 đều phải đáp ứng và tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Các cơ sở đã được cấp chứng nhận HACCP/ ISO 22000 định kỳ hằng năm sẽ phải thực hiện đánh giá duy trì bởi Tổ Chức cấp chứng nhận và vẫn bị sự kiểm tra bởi cơ quan hậu kiểm. Vì thế, dù áp dụng tiêu chuẩn chất lượng nào thì doanh nghiệp phải có trách niệm thực hiện đúng – đủ các yêu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị dung cụ và hồ sơ pháp lý theo yêu cầu của cơ quan thanh tra.

Mức xử phạt khi thanh tra không đạt

Căn cứ Nghị Định 115/2018 NĐ – CPQuy định xử phạt hành chính về an toàn thực phẩm 

Điều 18. Vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà
không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

Điều 20. Vi phạm quy định về tự công bố sản phẩm

  1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
  2. a) Không thực hiện thông báo, đăng tải, niêm yết bản tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật;
  3. b) Không nộp 01 bản tự công bố sản phẩm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
  4. c) Không lưu giữ hồ sơ đã tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật;
  5. d) Tài liệu bằng tiếng nước ngoài trong hồ sơ tự công bố sản phẩm không được dịch sang tiếng Việt và không được công chứng theo quy định.
  6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây về sử dụng phiếu kết quả kiểm nghiệm để tự công bố sản phẩm:

Điều 25. Vi phạm quy định về phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm và thực hiện các giải pháp hạn chế nguy cơ mất an toàn thực phẩm

  1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện sự cố an toàn thực phẩm.
  2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn sự cố về an toàn thực phẩm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các giải pháp hạn chế nguy cơ mất an toàn thực phẩm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi che dấu, làm sai lệch, xóa bỏ hiện trường, bằng chứng về sự cố an toàn thực phẩm hoặc các hành vi cố ý khác cản trở việc phát hiện, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm.

Video hướng dẫn cách tiếp đoàn thành tra hậu kiểm 

Bạn quá bận rộn với công việc kinh doanh nên không có thời gian tìm hiểu các thủ tục pháp lý ? Bạn muốn tìm đơn vị tư vấn để hỗ trợ bạn lâu dài không chỉ ở giai đoạn đầu cấp phép mà còn về hậu kiểm sau này ! Đi kèm với các điều kiện sau:

  1. Chi phí hợp lý
  2. Chuyên tư vấn trong lĩnh vực thực phẩm 
  3. Uy Tín – Chuyên Nghiệp- Tận Tình 

Đừng lo lắng, chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết mọi vấn đề với giải pháp tối ưu nhất tại Công Ty TNHH Dịch Vụ Thực Phẩm Quốc Tế FSC ( FSC là viết tắt của cụm từ Food Safety Center – Trung tâm chuyên tư vấn giấy phép ngành thực phẩm và các vấn đề khác liên quan đến thực phẩm).

Tại đây, chúng tôi có thế mạnh: 

  1. Đội ngũ chuyên gia là luật sư, kỹ sư công nghệ thực phẩm 
  2. Kinh nghiệm tư vấn lâu năm và chuyên nhận tư vấn các trường hợp khó 
  3. Chi phí hợp lý đi đôi chất lượng dịch vụ 
  4. Chính sách hậu mãi lâu dài, hỗ trợ tiếp tục các vấn đề liên quan đến hậu kiểm sau này

Ngoài tư vấn về các thủ tục pháp lý giấy phép ngành thực phẩm, FSC còn hỗ trợ tư vấn miễn phí các vấn đề khác liên quan đến quá trình sản xuất thực phẩm như:

  • Các phương pháp xác định hạn sử dụng thực phẩm
  • Các phương pháp đánh giá cảm quan thực phẩm
  • Phân tích mối nguy và đưa ra phương pháp ngăn ngừa rủi ro
  • Cách ghi nhãn sản phẩm thực phẩm đúng quy định
  • Xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm 
  • Và nhiều vấn đề khác,…

Liên hệ ngay với FSC qua Hotline: 0937 719 694 (Ms. Phụng) – 0903 809 567 (Mr. An Đỗ), chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết mọi vấn đề để có được giấy phép thực phẩm một cách suôn sẻ và thuận lợi.

 

5/5 - (1 bình chọn)