Những trường hợp nào không thuộc diện cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm ? Nếu không thuộc diện xin cấp giấy thì cần phải làm gì để đủ điều kiện hoạt động hợp pháp. Chắn hẳn đây là thắc mắc của không ít tổ chức, cá nhân trước khi tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Dưới đây là 10 trường hợp được miễn xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Hãy cùng kiểm tra cơ sở của mình có nằm trong 10 trường hợp đặc biệt dưới đây không nhé.
Trường hợp không thuộc diện cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm
Để giảm bớt gánh nặng thủ tục cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, ngày 02 tháng 02 năm 2018 chính phủ đã ban hành Nghị định 15/2018/NĐ-CP chỉ rõ 10 trường hợp sau đây không thuộc diện cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, gồm:
- Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ
- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định
- Sơ chế nhỏ lẻ
- Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ
- Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn
- Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm
- Nhà hàng trong khách sạn
- Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm
- Kinh doanh thức ăn đường phố
- Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP); Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP); Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000; Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS); Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC); Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực
Yêu cầu đối với các cơ sở không thuôc diện cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm
Mặc dù không thuộc diện cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng các cơ sở trên vẫn phải đáp ứng các yêu cầu về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ được quy định tại khoản 1 điều 22 Luật vệ sinh an toàn thực phẩm 2010. Cụ thể như sau:
- Đảm bảo khoảng cách an toàn đối với các nguồn gây ô nhiễm và nguồn gây độc hại
- Nước phục vụ sản xuất, kinh doanh phải đạt quy chuẩn kỹ thuật
- Trang thiết bị phục vụ sản xuất không gây độc hại và ô nhiễm cho thực phẩm
- Sử dụng nguyên liệu, hóa chất, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm;
- Tuân thủ các quy định về sức khỏe, tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm
- Thu gom và xử lý chất thải đúng quy định của luật bảo vệ môi trường
- Duy trì các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và lưu giữ thông tin đảm bảo truy xuất nguồn gốc thực phẩm
>>Xem thêm: hướng dẫn tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm. Tại đây
Nếu cơ sở của bạn không thuộc 10 trường hợp nêu trên thì bắt buộc phải xin giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm thì mới được phép đi vào hoạt động. Điều kiện để cấp chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm được căn cứ dựa theo Luật An Toàn Thực Phẩm số 55/2010/QH12, Nghị Định 15/2018 NĐ-CP và các thông tư liên quan đến 03 Bộ: Bộ Y Tế, Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến thủ tục xin cấp chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, doanh nghiệp đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua Hotline: Hotline: 0937 719 694 (Ms. Phụng) – 0903 809 567 (Mr. An Đỗ) để được tư vấn và cung cấp dịch vụ tốt nhất.
>> Xem thêm:
Dịch vụ tư vấn giấy phép ATTP cơ sở sản xuất
- Cơ sở sản xuất nước giải khát
- Cơ sở sản xuất cà phê
- Cơ sở sản xuất trái cây sấy
- Cơ sở sản xuất bún
- Cơ sở sản xuất mật ong
- Cơ sở sản xuất bánh kẹo
- Cơ sở sản xuất nước đóng bình
- Cơ sở sản xuất nước đá
- Cơ sở sản xuất trà sữa
- Cơ sở sản xuất rượu
- Cơ sở sản xuất nước giải khát
Dịch vụ tư vấn giấy phép ATTP cơ sở kinh doanh
- Cửa hàng bánh kem
- Cửa hàng bán thịt
- Cơ sở kinh doanh thực phẩm đông lạnh
- Cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini
Dịch vụ tư vấn giấy phép ATTP dịch vụ ăn uống
Dịch vụ tư vấn giấy phép ATTP khác