Thông tư số 17/2021/TT-BNNPTNT

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 17/2021/TT-BNNPTNTHà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2021

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ TRUY XUẤT NGUỒN GỐC, THU HỒI VÀ XỬ LÝ THỰC PHẨM KHÔNG BẢO ĐẢM AN TOÀN THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 06 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản và thủy sản;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định việc truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phần (sau đây gọi tắt là cơ sở); cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có hoạt động liên quan đến nội dung quy định tại Điều 1 Thông tư này.

2. Thông tư này không áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ để sử dụng tại chỗ và không đưa ra tiêu thụ trên thị trường.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Thu hồi sản phẩm: là việc áp dụng các biện pháp nhằm đưa sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm ra khỏi chuỗi sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

2. Lô hàng sản xuất (mẻ sản xuất): là một lượng hàng xác định được sản xuất theo cùng một quy trình công nghệ, cùng điều kiện sản xuất và cùng một khoảng thời gian sản xuất hên tục.

3. Lô hàng nhận: là một lượng nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm được một cơ sở thu mua, tiếp nhận một lần đế sản xuất, kinh doanh.

4. Lô hàng giao: là một lượng thành phẩm, bán thành phẩm của một cơ sở được giao nhận một lần cho cơ sở khác tiếp tục sản xuất, kinh doanh.

5. Nguyên tắc truy xuất một bước trước – một bước sau: là cơ sở phải lưu giữ thông tin để bảo đảm khả năng nhận diện được cơ sở sản xuất, kinh doanh, công đoạn sản xuất trước và cơ sở sản xuất, kinh doanh, công đoạn sản xuất tiếp theo sau trong quá trình sản xuất, kinh doanh đối với sản phẩm được truy xuất.

Chương II

TRUY XUẤT NGUỒN GỐC THỰC PHẨM

Điều 4. Yêu cầu chung đối với truy xuất nguồn gốc

1. Cơ sở phải thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm theo nguyên tắc truy xuất một bước trước – một bước sau để bảo đảm khả năng nhận diện, truy tìm một đơn vị sản phẩm tại các công đoạn xác định của quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

2. Khi có yêu cầu thực hiện truy xuất nguồn gốc thực phẩm, cơ sở phải cung cấp thông tin đã được lưu giữ về cơ sở cung cấp lô hàng nhận và cơ sở tiếp nhận lô hàng giao trong quá trình sản xuất, kinh doanh của cơ sở.

3. Thực phẩm sau mỗi công đoạn phải được mã hóa, nhận diện bằng một phương thức thích hợp để phục vụ truy xuất nguồn gốc.

4. Cơ sở thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực phải thiết lập, duy trì hệ thống truy xuất nguồn gốc theo quy định tại Điều 5 và lưu trữ thông tin truy xuất nguồn gốc theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.

5. Các cơ sở không thuộc đối tượng quy định tại khoản 4 Điều này không bắt buộc thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc nhưng phải lưu trữ thông tin tối thiểu cho mục đích truy xuất quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều 6 Thông tư này.

Điều 5. Thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc

Hệ thống truy xuất nguồn gốc bao gồm các nội dung chính sau:

1. Phạm vi áp dụng của hệ thống.

2. Thủ tục mã hóa, nhận diện nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh. Thủ tục mã hóa phải bảo đảm truy xuất được các thông tin cần thiết từ công đoạn sản xuất trước.

3. Thủ tục quy định việc ghi chép, nhập số liệu, dữ liệu và lưu trữ hồ sơ trong quá trình sản xuất.

4. Thủ tục thẩm tra định kỳ và cập nhật, sửa đổi, bổ sung hệ thống.

5. Thủ tục truy xuất nguồn gốc (người thực hiện, nội dung, cách thức, thời điểm triển khai).

6. Phân công trách nhiệm thực hiện.

Điều 6. Lưu trữ thông tin truy xuất nguồn gốc

1. Thông tin tối thiểu phải lưu trữ cho mục đích truy xuất nguồn gốc tại mỗi cơ sở đối với từng lô hàng được sản xuất, kinh doanh trong nước:

a) Đối với lô hàng nhận: Tên, địa chỉ và mã số (nếu có) của cơ sở cung cấp lô hàng nhận; thời gian, địa điểm giao nhận; thông tin về lô hàng (tên/chủng loại, khối lượng, mã số nhận diện);

b) Đối với lô hàng sản xuất: Thông tin về lô hàng sản xuất tại từng công đoạn (thời gian sản xuất, tên/chủng loại, khối lượng, mã số nhận diện lô hàng/mẻ hàng);

c) Đôi với lô hàng giao: Tên, địa chỉ và mã số (nếu có) của cơ sở tiếp nhận lô hàng; thời gian, địa điểm giao nhận; thông tin về lô hàng (tên/chủng loại, khối lượng, mã số nhận diện).

2. Thông tin tối thiểu phải lưu trữ cho mục đích truy xuất nguồn gốc tại mỗi cơ sở nhập khẩu thực phẩm đối với từng lô hàng thực phẩm nhập khẩu, bao gồm các thông tin quy định tại khoản 1 Điều này và thông tin về cơ sở sản xuất, nước xuất khẩu.

3. Hệ thống quản lý dữ liệu, mã hóa các thông tin truy xuất nguồn gốc phải được lưu trữ bằng phương tiện phù hợp bảo đảm thuận lợi cho việc tra cứu và thời gian lưu trữ tối thiểu kể từ ngày sản xuất đối với sản phẩm thực phẩm không yêu cầu bắt buộc ghi hạn sử dụng được quy định như sau:

a) 06 (sáu) tháng đối với thực phẩm nông lâm thủy sản tươi sống;

b) 02 (hai) năm đối với thực phẩm nông lâm thủy sản đông lạnh, chế biến.

4. Trường hợp thực phẩm nông lâm thủy sản có ghi hạn sử dụng của sản phẩm, cơ sở phải lưu trữ thông tin truy xuất nguồn gốc trong thời gian tối thiểu là 12 tháng kể từ ngày hết hạn sử dụng của lô sản phẩm.

5. Cơ sở kinh doanh bán lẻ trực tiếp cho người tiêu dùng không bắt buộc lưu giữ thông tin về khách hàng mua.

Điều 7. Trình tự truy xuất nguồn gốc

Cơ sở thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với các trường hợp thực phẩm không bảo đảm an toàn quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật An toàn thực phẩm theo trình tự như sau:

1. Xác định lô hàng sản xuất, lô hàng giao cần truy xuất thông qua hồ sơ lưu trữ.

2. Tổng hợp, thống kê thông tin về loại thực phần, số lượng thực phẩm của lô thực phẩm đã sản xuất, đã nhập, đã bán và còn tồn kho; danh sách tên, địa chỉ của khách hàng, các đại lý phân phối thực phẩm (nếu có).

3. Nhận diện các công đoạn sản xuất liên quan đến lô hàng sản xuất, lô hàng giao phải thực hiện truy xuất nguồn gốc.

4. Lập báo cáo kết quả truy xuất nguồn gốc sau khi kết thúc quá trình truy xuất lô hàng sản xuất, lô hàng giao; kết quả thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn theo quy định tại Chương III Thông tư này và báo cáo điều tra nguyên nhân thực phẩm không bảo đảm an toàn, kết quả áp dụng các biện pháp khắc phục theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Thông tư này.

Chương III

THU HỒI VÀ XỬ LÝ THỰC PHẨM KHÔNG BẢO ĐẢM AN TOÀN

Điều 8. Yêu cầu chung đối với thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn

1. Cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này phải thiết lập thủ tục thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn (lô hàng giao) bao gồm các nội dung sau:

a) Xây dựng các kế hoạch (phương án) thu hồi thực phẩm tương ứng với thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh, phân phối sản phẩm của cơ sở;

b) Tổ chức áp dụng thử nghiệm các kế hoạch, đánh giá hiệu quả việc tổ chức thực hiện, sửa đổi, bổ sung và phê duyệt hiệu lực các kế hoạch thu hồi thực phẩm;

c) Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất thực hiện thẩm tra, đánh giá hiệu lực, hiệu quả của Kế hoạch thu hồi thực phẩm đã được phê duyệt.

2. Trình tự, thủ tục thu hồi và xử lý thực phẩm:

a) Tiếp nhận yêu cầu thu hồi và xử lý;

b) Đánh giá sự cần thiết phải thực hiện việc thu hồi và xử lý;

c) Lập kế hoạch thu hồi (dựa trên kế hoạch mẫu đã được phê duyệt hiệu lực) và trình lãnh đạo cơ sở phê duyệt;

d) Tổ chức thực hiện việc thu hồi theo kế hoạch đã được phê duyệt;

đ) Áp dụng biện pháp xử lý thực phẩm không đảm bảo an toàn theo các hình thức quy định tại Điều 13 Thông tư này;

e) Lập báo cáo về kết quả thu hồi, biện pháp xử lý đối với lô hàng giao bị thu hồi và lưu trữ hồ sơ. Trường hợp lô hàng bị thu hồi ảnh hưởng đến các cơ sở trong chuỗi sản xuất, kinh doanh thực phẩm, cơ sở có báo cáo gửi cơ quan có thần quyền;

g) Trường hợp lô hàng bị thu hồi đã phân phối, tiêu thụ trên phạm vi lớn, cần thu hồi nhanh chóng để hạn chế tối đa rủi ro đến sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng hoặc cơ sở không có khả năng thu hồi, xử lý toàn bộ thực phẩm không bảo đàn an toàn, cơ sở có báo cáo gửi cơ quan có thẩm quyền để hỗ trợ tổ chức thu hồi, xử lý thực phẩm.

Điều 9. Các hình thức thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn

Cơ sở thực hiện thu hồi trong các trường hợp thực phẩm không bảo đảm an toàn quy định tại khoản 1 Điều 55 Luật An toàn thực phẩm theo các hình thức sau đây:

1. Thu hồi tự nguyện là việc thu hồi thực phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm tự thực hiện khi tự phát hiện hoặc nhận được thông tin phản ánh của tổ chức, cá nhân về thực phẩm không bảo đảm an toàn và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Thu hồi bắt buộc là việc thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn theo quyết định thu hồi của cơ quan có thẩm quyền quy định tại các Điều 15,16 và 17 Thông tư này hoặc thu hồi theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

Điều 10. Trình tự thu hồi tự nguyện

1. Trong thời gian tối đa 24 giờ, kể từ thời điểm phát hiện hoặc nhận được thông tin phản ánh về thực phẩm không bảo đảm an toàn nếu xác định thuộc hường hợp phải thu hồi, cơ sở thực hiện:

a) Thông báo bằng điện thoại, thư điện tử (email) hoặc các hình thức phù hợp khác, sau đó thông báo chính thức bằng văn bản tới toàn hệ thống sản xuất, kinh doanh (cơ sở sản xuất, các cơ sở phân phối, đại lý, cửa hàng) để dừng việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc diện phải thu hồi và thực hiện thu hồi thực phẩm;

b) Thông báo bằng văn bản tới các cơ quan thông tin đại chúng cấp tỉnh, thành phố và cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trường hợp việc thu hồi được tiến hành trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trở lên thì phải thông báo bằng văn bản tới các cơ quan thông tin đại chúng cấp trung ương để thông tin đến người tiêu dùng về thực phẩm phải thu hồi;

c) Thông báo bằng văn bản việc thu hồi thực phẩm tới cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm;

d) Thông báo bằng văn bản về việc thu hồi thực phẩm của chủ cơ sở phải ghi rõ: tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất; tên thực phẩm; quy cách bao gói, số lô sản xuất, ngày sản xuất và hạn dùng; số lượng, lý do thu hồi thực phẩm; danh sách địa điểm tập kết, tiếp nhận thực phẩm bị thu hồi; thời gian thu hồi thực phẩm.

2. Trong thời gian 03 ngày kể từ khi kết thúc việc thu hồi, chủ cơ sở báo cáo kết quả việc thu hồi thực phẩm tới cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này và hình thức xử lý đối với thực phẩm sau thu hồi.

Điều 11. Trình tự thu hồi bắt buộc

1. Trong thời gian tối đa 24 giờ, kể từ thời điểm xác định thực phẩm thuộc trường hợp phải thu hồi, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này phải ban hành quyết định thu hồi theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Ngay sau khi nhận được quyết định thu hồi, chủ cơ sở thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này.

3. Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ khi kết thúc việc thu hồi bắt buộc, chủ cơ sở báo cáo kết quả việc thu hồi thực phẩm tới cơ quan đã ban hành quyết định thu hồi theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này và đề xuất hình thức xử lý đối với thực phẩm sau thu hồi.

4. Cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi thực phẩm có hách nhiệm giám sát việc thu hồi và thông báo tới cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm, các cơ quan liên quan để phối hợp.

Điều 12. Trình tự thu hồi trong trường hợp sự cố về an toàn thực phẩm nghiêm trọng, khẩn cấp

1. Cơ quan có thẩm quyền ban hành Quyết định cưỡng chế thu hồi trong trường hợp quá thời hạn thu hồi mà chủ cơ sở không thực hiện việc thu hồi theo quyết định thu hồi bắt buộc của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 4 Điều 55 Luật An toàn thực phẩm.

2. Quyẻt định cư ống chế thu hồi của cơ quan có thẩm quyền phải nêu rõ cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm thực hiện việc cưỡng chế, cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm giám sát hoặc chứng kiến, thời hạn cưỡng chế và hình thức xử lý thực phẩm sau thu hồi.

3. Trong trường hợp thực phẩm có nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng hoặc các trường hợp khẩn cấp khác, cơ quan có thẩm quyền trực tiếp tổ chức thu hồi, xử lý thực phẩm theo quy định tại điểm d khoản 5 Điều 55 Luật An toàn thực phẩm.

4. Sau khi kết thúc việc thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn, cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc thu hồi và xử lý thực phẩm sau thu hồi có văn bản thông báo đề nghị chủ cơ sở thực hiện nghĩa vụ thanh toán chi phí đã thu hồi thực phẩm.

5. Chủ cơ sở có trách nhiệm thanh toán chi phí thực hiện việc thu hồi và xử lý thực phẩm (nếu có) sau khi có văn bản thông báo của cơ quan có thẩm quyền.

Điều 13. Hình thức xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn sau thu hồi

1. Khắc phục lỗi của sản phẩm, lỗi ghi nhãn:

a) Khắc phục lỗi của sản phẩm: áp dụng đối với trường hợp thực phẩm có thể xử lý bằng các biện pháp kỹ thuật đế bảo đảm thực phẩm an toàn;

b) Khắc phục lỗi ghi nhãn: áp dụng đối với trường hợp thực phẩm ghi nhãn chưa đúng theo quy định.

2. Chuyển mục đích sử dụng: áp dụng đối với trường hợp thực phẩm không bảo đảm an toàn, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, không được sử dụng làm thực phẩm nhưng có thể sử dụng vào mục đích khác sau khi xử lý phù hợp.

3. Tái xuất: áp dụng đối với các trường hợp thực phẩm nhập khẩu không bảo đảm an toàn và thuộc diện tái xuất theo quy định pháp luật.

4. Tiêu hủy: áp dụng đối với trường hợp thực phẩm có mức giới hạn an toàn không phù hợp với hồ sơ tự công bố, quy chuẩn kỹ thuật, quy định an toàn thực phần gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, không thể chuyển mục đích sử dụng hoặc tái xuất theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này và các trường hợp khẩn cấp khác quy định tại Điều 12 Thông tư này.

5. Trường hợp thu hồi sản phẩm theo quy định tại Điều 10 Thông tư này, chủ cơ sở tự lựa chọn áp dụng một trong các hình thức xử lý sản phẩm sau thu hồi theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.

6. Trường hợp thu hồi sản phẩm theo quy định tại Điều 11 Thông tư này, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thu hồi sản phẩm, cơ quan ra quyết định thu hồi phải có văn bản đồng ý với hình thức xử lý sản phẩm sau thu hồi do chủ cơ sở đề xuất. Trường hợp không đồng ý với hình thức đề xuất của chủ cơ sở, cơ quan ra quyết định thu hồi phải có văn bản nêu rõ lý do không đồng ý và đưa ra hình thức xử lý sau thu hồi để chủ cơ sở áp dụng.

Điều 14. Báo cáo kết quả xử lý thực phẩm sau thu hồi

1. Việc xử lý thực phẩm sau thu hồi theo quyết định thu hồi bắt buộc của cơ quan có thẩm quyền, chủ cơ sở phải hoàn thành trong thời hạn tối đa là 03 tháng kể từ thời điểm cơ quan có thẩm quyền có văn bản đồng ý với đề xuất hình thức xử lý của chủ cơ sở.

2. Đối với hình thức khắc phục lỗi của sản phẩm, lỗi ghi nhãn:

a) Trường hợp thu hồi tự nguyện: Sau khi kết thúc việc khắc phục lỗi sản phẩm, lỗi ghi nhãn, chủ cơ sở phải gửi thông báo bằng văn bản ghi rõ tên, số lượng, kèm theo bằng chứng đã khắc phục đến cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm. Sau khi gửi thông báo, chủ cơ sở được phép lưu thông thực phẩm;

b) Trường hợp thu hồi bắt buộc: Sau khi kết thúc việc khắc phục lỗi sản phẩm, lỗi ghi nhãn, chủ cơ sở phải gửi thông báo bằng văn bản ghi rõ tên, số lượng, kèm theo bằng chứng đã khắc phục đến cơ quan ra quyết định thu hồi thực phẩm. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo của chủ cơ sở, cơ quan ra quyết định thu hồi phải có văn bản đồng ý về việc lưu thông đối với sản phẩm, trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do. Chủ cơ sở chỉ được lưu thông thực phẩm khi có văn bản đồng ý của cơ quan ra quyết định thu hồi thực phẩm.

3. Đối với hình thức chuyển mục đích sử dụng:

Sau khi hoàn thành việc chuyển đổi mục đích sử dụng, chủ cơ sở phải gửi báo cáo bằng văn bản về việc chuyển đổi mục đích sử dụng thực phẩm ghi rõ tên, số lượng, thời gian, lĩnh vực chuyển đổi mục đích sử dụng, kèm theo bằng chứng về việc chuyển đổi mục đích thực phẩm đến cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm hoặc cơ quan ra quyết định thu hồi thực phẩm. Bên mua thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm chỉ được sử dụng thực phẩm đó theo đúng mục đích sử dụng đã báo cáo cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm và đã ghi trong hợp đồng.

4. Đối với hình thức tái xuất:

Sau khi hoàn thành việc tái xuất thực phẩm, chủ cơ sở phải gửi báo cáo bằng văn bản về việc tái xuất thực phẩm ghi rõ tên, số lượng, nước xuất xứ, thời gian tái xuất, kèm theo hồ sơ tái xuất đến cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm và cơ quan ra quyết định thu hồi thực phẩm.

5. Đối với hình thức tiêu hủy:

Sau khi hoàn thành việc tiêu hủy thực phẩm, chủ cơ sở phải báo cáo bằng văn bản về việc tiêu hủy thực phẩm ghi rõ tên, số lượng, thời gian đã hoàn thành việc tiêu hủy, địa điểm tiêu hủy, kèm theo biên bản tiêu hủy thực phẩm có xác nhận của tổ chức thực hiện tiêu hủy đến cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm hoặc cơ quan ra quyết định thu hồi thực phẩm.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 15. Trách nhiệm của các Tổng cục, Cục chuyên ngành

Trong phạm vi quản lý theo chức năng nhiệm vụ được giao, các Tổng cục, Cục quản lý chuyên ngành chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan có trách nhiệm thực hiện:

1. Kiểm tra việc thực hiện truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn của các cơ sở thuộc phạm vi quản lý.

2. Trường hợp qua kiểm tra phát hiện hoặc nhận được thông tin cảnh báo của nước nhập khẩu và từ các nguồn thông tin khác về thực phẩm không bảo đảm an toàn, có văn bản thông báo yêu cầu cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tiến hành truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn. Văn bản thông báo bao gồm các thông tin sau:

a) Tên cơ sở chịu trách nhiệm truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm;

b) Thông tin nhận diện lô hàng phải thực hiện truy xuất nguồn gốc (nếu có);

c) Lý do phải thực hiện truy xuất nguồn gốc, thu hồi và biện pháp xử lý đối với thực phẩm sau thu hồi (nếu có);

d) Phạm vi và thời hạn phải thực hiện truy xuất nguồn gốc, thu hồi thực phẩm và xử lý sản phẩm sau thu hồi (nếu có);

đ) Cơ quan chịu trách nhiệm kiểm tra việc truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn.

e) Thông báo việc áp dụng các biện pháp thu hồi bắt buộc, thu hồi trong trường hợp sự cố về an toàn thực phẩm nghiêm trọng, khẩn cấp, hình thức xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn và báo cáo kết quả xử lý thực phẩm sau thu hồi theo các Điều 11, 12, 13 và 14 Thông tư này.

3. Đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban quản lý An toàn thực phẩm cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan chuyên môn trực thuộc hỗ trợ hoặc trực tiếp tổ chức thu hồi, xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn trong các trường hợp sau:

a) Thực phẩm có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng, được phân phối trên nhiều địa bàn tỉnh, thành phố;

b) Thực phẩm có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng được phân phối đến người tiêu dùng thông qua các kênh phân phối thực phẩm phi truyền thống như: các trang thương mại điện tử; bán hàng trực tuyến (online) qua các nền tảng số; các ứng dụng đặt hàng/giao hàng trực tuyến mà chưa xác định được cơ sở chịu trách nhiệm thu hồi hoặc cơ sở chịu trách nhiệm thu hồi không có khả năng thực hiện kịp thời để ngăn chặn nguy cơ mất an toàn thực phẩm;

c) Các trường hợp khẩn cấp khác mà cơ quan có thẩm quyền xác định cơ sở không có khả năng thu hồi, xử lý toàn bộ thực phẩm không bảo đảm an toàn.

4. Hàng năm hoặc đột xuất (khi có yêu cầu), gửi báo cáo về kết quả kiểm tra việc tuân thủ quy định về truy xuất, thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn của các cơ sở thuộc phạm vi quản lý về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản và thủy sản); kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về trách nhiệm của các cơ quan quản lý chuyên ngành, đề xuất các giải pháp, biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm.

Điều 16. Trách nhiệm của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản

1. Thực hiện nhiệm vụ tham mưu, tổng hợp chung về xây dựng, tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật, tổng hợp báo cáo về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Trong phạm vi được phân công, chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan thực hiện quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 15 Thông tư này. Trực tiếp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của các cơ quan tại Điều 15 Thông tư này nếu phân công quản lý chưa rõ hoặc thực phẩm có liên quan chức năng quản lý của từ 02 cơ quan trở lên.

3. Hàng năm hoặc đột xuất, báo cáo kết quả kiểm tra việc thực hiện quy định về truy xuất, thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn trong phạm vi cả nước; kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về trách nhiệm của các cơ quan quản lý chuyên ngành, đề xuất các giải pháp, biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm nông lâm sản.

Điều 17. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Quản lý An toàn thực phẩm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan kiểm tra việc thực hiện truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm bị cảnh báo mất an toàn thực phẩm theo thông tin cảnh báo của cơ quan nêu tại các Điều 15, 16 Thông tư này và từ các nguồn thông tin khác.

2. Tổ chức thu hồi, xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn đối với các trường hợp nêu tại khoản 3 Điều 15 Thông tư này và yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn thanh toán chi phí cho việc thu hồi, xử lý thực phẩm;

3. Tổ chức kiểm tra việc tuân thủ quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn của cơ sở phân cấp cho địa phương quản lý theo hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của các Tổng cục, Cục chuyên ngành liên quan.

4. Hàng năm hoặc khi có yêu cầu, báo cáo kết quả kiểm tra hoạt động truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc phạm vi quản lý tại địa phương.

Điều 18. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm

1. Thiết lập, duy trì hệ thống truy xuất nguồn gốc, lưu giữ thông tin phục vụ truy xuất nguồn gốc theo quy định tại Điều 5, Điều 6 và thiết lập thủ tục thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.

2. Tổ chức điều tra nguyên nhân thực phẩm không bảo đảm an toàn, thiết lập, thực hiện các biện pháp cần thiết để khắc phục, phòng ngừa các trường hợp tương tự.

3. Khi phát hiện thực phẩm do cơ sở sản xuất, kinh doanh không bảo đảm an toàn, hoặc khi nhận được văn bản thông báo của các cơ quan nêu tại các Điều 15, 16 và 17 Thông tư này, cơ sở phải triển khai thực hiện truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn theo quy định tại Thông tư này trong thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định. Trong trường hợp quá thời hạn thu hồi mà tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không thực hiện việc thu hồi thì bị cưỡng chế thu hồi theo quy định của pháp luật.

4. Chấp hành các yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về truy xuất, thu hồi, xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn; chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (nếu có); xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn theo quy định tại Điều 13; báo cáo kết quả xử lý thực phẩm sau thu hồi theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.

5. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn chịu mọi chi phí cho việc thu hồi, xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn.

6. Áp dụng các giải pháp công nghệ trong hệ thống truy xuất nguồn gốc của cơ sở, tăng khả năng liên thông, kết nối thông tin phục vụ truy xuất nguồn gốc của các bên có liên quan.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 19. Điều khoản chuyển tiếp

1. Các trường hợp sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thủy sản bị phát hiện, xử lý trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục áp dụng theo quy định tại Thông tư 03/2011/TT-BNNPTNT ngày 21/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thủy sản.

2. Các trường hợp thực phẩm nông lâm sản không bảo đảm an toàn bị phát hiện, xử lý trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục áp dụng theo quy định tại Thông tư 74/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm nông lâm sản không bảo đảm an toàn thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 20. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 02 năm 2022.

2. Các văn bản, quy định sau đây hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành:

a) Thông tư số 03/2011/TT-BNNPTNT ngày 21/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thủy sản;

b) Thông tư số 74/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm nông lâm sản không bảo đảm an toàn thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

c) Điều 7 Thông tư số 11/2017/TT-BNNPTNT ngày 29/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung./.


Nơi nhận:
– Văn phòng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
– Công báo Chính phủ, Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
– Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL);
– Ủy ban nhân dân, Sở NN&PTNT, Ban Quản lý ATTP các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Bộ NN&PTNT: Bộ trưởng và các Thứ trưởng, các đơn vị thuộc Bộ, Cổng thông tin điện tử Bộ;
– Lưu: VT, QLCL.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Thanh Nam

PHỤ LỤC I

MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ THU HỒI THỰC PHẨM KHÔNG BẢO ĐẢM AN TOÀN VÀ ĐỀ XUẤT HÌNH THỨC XỬ LÝ SAU THU HỒI
(Kèm theo Thông tư số   /2021/TT-BNNPTNT ngày   tháng    năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: ….
V/v báo cáo thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm
……, ngày…tháng….năm….

Kính gửi: …….(Tên cơ quan/đơn vị nhận báo cáo)….

Tổ chức, cá nhân………………. báo cáo về việc thu hồi sản phẩm như sau:

1. Thông tin về sản phẩm thu hồi:

– Tên sản phẩm:

– Quy cách bao gói: (khối lượng hoặc thể tích thực)

– Số lô:

– Ngày sản xuất và/hoặc hạn dùng:

– Lý do thu hồi:

2. Thông tin về số lượng sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm:

– Số lượng sản phẩm đã sản xuất (hoặc nhập khẩu):

– Số lượng đã tiêu thụ:

– Số lượng sản phẩm đã thu hồi:

– Số lượng sản phẩm chưa thu hồi được:

3. Danh sách tên, địa chỉ các địa điểm tập kết sản phẩm bị thu hồi:

4. Hình thức xử lý sau thu hồi:


Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu:…..
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

PHỤ LỤC II

MẪU QUYẾT ĐỊNH THU HỒI THỰC PHẨM KHÔNG BẢO ĐẢM AN TOÀN
(Kèm theo Thông tư số    /2021/TT-BNNPTNT ngày    tháng    năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số:    /QĐ-…….. , ngày … tháng … năm …

QUYẾT ĐỊNH

Về việc thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ … (Luật và Nghị định liên quan)…(*);

Căn cứ Thông tư số      /2021/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2021 về truy xuất nguồn gốc và thu hồi thực phẩm không đảm bảo an toàn thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

Xét đề nghị của ………….,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thu hồi …(tên sản phẩm, số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng)… của … (tên tổ chức, cá nhân có sản phẩm bị thu hồi), địa chỉ …

Điều 2. Thời gian thực hiện thu hồi sản phẩm từ ngày … tháng … năm … đến … ngày … tháng … năm …

Điều 3. …(tên tổ chức, cá nhân)… chịu trách nhiệm việc thu hồi sản phẩm nêu tại Điều 1 dưới sự giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Sau khi kết thúc việc thu hồi …(tên tổ chức, cá nhân)… có hách nhiệm báo cáo với cơ quan ra quyết định thu hồi và cơ quan nhà nước có thẩm quyền về an toàn thực phẩm về kết quả thu hồi.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

…(tên tổ chức, cá nhân)… liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
– Như Điều 4;
– Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân cần thông báo;
– Lưu:….
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Văn bản quy phạm pháp luật quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quyết định.

Đánh giá bài viết này