Trong những năm gần đây, đã có một số đợt bùng phát dịch bệnh do thực phẩm gây ra tại các nhà hàng, kể cả nhà hàng có danh tiếng. Những đợt bùng phát được công bố rộng rãi này sẽ thúc đẩy các chủ nhà hàng và nhà điều hành xem xét lại các quy trình an toàn thực phẩm của họ.
Chỉ cần có một khách hàng bị ngộ độc thực phẩm có thể khiến nhà hàng phải mất rất nhiều tiền cho việc bồi thường, ảnh hưởng thương hiệu hoặc nghiêm trọng hơn có thể bị tước bỏ giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng.
Để giúp chủ nhà hàng không phải đối mặt với nguy cơ không mong muốn này, chúng tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệp đã được áp dụng hiệu quả ở nhiều nơi trong việc ngăn ngừa nguy cơ mất an toàn do thực phẩm gây ra.
1.Thiết lập văn hóa an toàn thực phẩm cho nhà hàng
Hãy thiết lập văn hóa an toàn thực phẩm cho nhà hàng bắt đầu từ cấp cao nhất đó chính là ban lãnh đạo. Khi nhân viên thấy ban lãnh đạo nghiêm túc thực hành các quy trình an toàn thực phẩm họ sẽ thấy được tầm quan trọng của việc phải tuân thủ các quy trình đã được thiết lập trước đó. Chính việc này sẽ giúp nhà hàng thiết lập hiệu quả các tiêu chuẩn an toàn một cách tự giác và nhân viên sẽ xem đây là nhiệm vụ mà họ bắt buộc phải thực hiện.
2.Lập một kế hoạch kiểm soát phòng ngừa bằng văn bản
Bộ Y Tế yêu cầu tất cả các nhà hàng phải có kế hoạch kiểm soát phòng ngừa bằng văn bản để xác định các mối nguy ô nhiễm thực phẩm và các bước hoặc biện pháp phòng ngừa để loại bỏ nguy cơ mắc bệnh do thực phẩm.
3.Đào tạo nhân viên về việc xác định và loại bỏ các mối nguy
Nhân viên cần có khả năng xác định và loại bỏ các nguồn bệnh do thực phẩm gây nên. Các nguyên nhân phổ biến nhất là: nguồn gốc thực phẩm, nấu nướng không kỹ, giữ nhiệt độ không phù hợp, thiết bị bị ô nhiễm và vệ sinh cá nhân kém,… Nhà hàng hãy định kỳ mở các buổi đào tạo để giúp nhân viên có cơ sở nhận diện và loại bỏ các mối nguy một các tốt nhất.
Mở các lớp đào tạo cho nhân viên về việc đảm bảo an toàn thực phẩm cho nhà hàng
4.Thực hiện các yêu cầu vệ sinh thích hợp
Nhân viên phải mặc đồng phục sạch sẽ, trùm tóc gọn gàng và rửa tay thường xuyên trong mỗi ca làm việc. Hãy đào tạo cho nhân viên về phương pháp rửa tay và treo biển báo hướng dẫn vệ sinh đúng cách ở các vị trí trong nhà hàng.
5.Tách biệt các bồn rửa dựa trên chức năng của chúng
Không nên đặt bồn rửa tay gần bồn rửa vệ sinh và khu vực chuẩn bị thực phẩm. Thực phẩm có thể dễ dàng bị nhiễm chéo do nước thải từ các bồn rửa tay và bồn rửa vệ sinh gần đó.
Hãy tách biệt bồn rửa tay vệ sinh và bồn rửa thực phẩm để đảm bảo an toàn thực phẩm cho nhà hàng
6.Thực hiện tốt các thủ tục vệ sinh
Hãy thực hiện thủ tục vệ sinh vì điều này rất quan trọng trong việc ngăn ngừa các tạp chất lạ như tóc, côn trùng có thể làm ô nhiễm thực phẩm của bạn. Sàn nhà nên được quét dọn và lau sạch sẽ sau mỗi ca làm việc, thùng đựng rác, quầy bếp, tường nên được lau chùi thường xuyên. Bàn ghế trong nhà hàng cần được lau chùi sau mỗi lần sử dụng và định kỳ thay khăn trải bàn để loại bỏ tối đa vi sinh vật có thể gây ngộ độc thực phẩm cho khách hàng của bạn.
7.Bảo dưỡng mặt ngoài của tòa nhà
Thoạt đầu nghe có vẻ hơi vô lý nhưng việc bảo dưỡng đúng cách bên ngoài sẽ giúp ngăn chặn các loài gặm nhấm xâm nhập vào bên trong nhà hàng. Lên kế hoạch cho dịch vụ kiểm soát côn trùng và động vật gây hại hàng tháng và thực hiện các tốt các biện pháp che đậy và vệ sinh sạch để ngăn ngừa bát đĩa, dụng cụ chứa đựng thực phẩm tiếp xúc với thuốc trừ sâu hoặc hóa chất khác.
8.Duy trì hệ thống thông gió thích hợp
Đảm bảo duy trì nhiệt độ phòng thích hợp và thông gió trong tất cả các khu vực chuẩn bị thực phẩm. Hãy đảm bảo tất cả hơi và khói phải được thông ra bên ngoài. Máy hút mùi nhà bếp phải đủ công suất và tốc độ quạt phù hợp với thể tích của phòng.
9.Kiểm tra chất lượng các lô hàng thực phẩm
Các lô hàng khi nhập phải luôn được kiểm tra độ tươi và nhiệt độ khi đến nơi tiếp nhận. Thịt, gia cầm và thủy sản phải được chứa đựng vào bao bì kín, xe vận chuyển phải sạch sẽ và có gắn thiết bị theo dõi nhiệt độ trong suốt quá trình.
10.Thận trọng với nhà cung cấp không được kiểm soát
Một số nhà cung cấp nhỏ, địa phương không phải tuân theo các quy định an toàn thực phẩm. Khi giao dịch với các nhà cung cấp không được kiểm soát, hãy kiểm tra xem họ thực hiện các biện pháp an toàn thực phẩm nào khi sản xuất và vận chuyển hàng hóa.
11.Sử dụng các biện pháp bảo quản thực phẩm thích hợp
Bảo quản thực phẩm thích hợp và kiểm soát nhiệt độ có thể ngăn vi khuẩn E. coli và salmonella, đây là 2 dạng vi khuẩn gây ngộ độ thực phẩm phổ biến nhất. Thực phẩm sống nên được tách biệt với các thực phẩm khác và bảo quản trong ngăn kệ sạch sẽ trong tủ lạnh. Tất cả thịt, gia cầm và trứng phải được nấu chín kỹ và nên được giao và bảo quản ở nhiệt độ 5 độ trở xuống.
Bảo quản thực phẩm đúng cách và tách biệt thực phẩm sống – chín để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm chéo
12. Sử dụng nhãn để theo dõi thời hạn sử dụng
Một phương pháp phổ biến trong ngành công nghiệp nhà hàng để theo dõi thời hạn sử dụng của thực phẩm là sử dụng hệ thống ghi nhãn ngày tháng được mã hóa bằng màu sắc để đảm bảo thực phẩm được luân chuyển đúng cách.
Ví dụ: Đánh dấu các sản phẩm mới, tươi bằng nhãn dán màu xanh lá cây, các sản phẩm chỉ sử dụng trong 24h dán nhãn màu vàng, các sản phẩm nên sử dụng ngay bằng nhãn dán màu đỏ. Các sản phẩm đã qua ngày hết hạn phải được loại bỏ ngay lập tức.
13. Tách biệt dụng cụ chuẩn bị thực phẩm sống và chín
Thớt và dụng cụ chế biến đồ sống và đồ chín phải được phân biệt bằng màu sắc khác nhau, tránh sử dụng lẫn lộn. Tương tự như vậy hãy việc tách biệt khu vực chuẩn bị thực phẩm sống với các khu vực chuẩn bị thực phẩm khác. Điều này rất quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiễm chéo trong quá trình chế biến thực phẩm
14. Bố trí bếp nấu theo nguyên tắc 1 chiều
Việc tuân thủ bếp một chiều sẽ đảm bảo an toàn thực phẩm cho nhà hàng, ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm chéo và thuận tiện trong suốt quá trình làm việc.
15. Ngăn ngừa thực phẩm bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển
Nếu nhà hàng của bạn cung cấp dịch vụ giao hàng hoặc phục vụ ăn uống, hãy sử dụng tủ và hộp đựng được kiểm soát nhiệt độ khi giao thực phẩm. Hướng dẫn khách hàng cách hâm nóng thức ăn đúng cách khi giao hàng để đảm bảo thực phẩm an toàn khi ăn.
>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết thủ tục cấp giấy phép an toàn thực phẩm cho nhà hàng
Trên đây là 15 lời khuyên hữu ích giúp nhà hàng để bảo vệ khách hàng tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Nếu cần hướng dẫn thiết lập điều kiện cơ sở vật chất cũng như hồ sơ giấy tờ ( Nguyên tắc bếp 1 chiều, hệ thống nhãn nhận diện, sổ theo dõi,…) để duy trì hoặc cấp mới giấy phép an toàn thực phẩm cho nhà hàng vui lòng liên hệ Hotline: 0937 719 694 (Ms. Phụng) – 0903 809 567 ( Mr. An Đỗ) để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.