Làm gì khi tự điều trị COVID 19 tại nhà

Đại dịch COVID-19 kéo dài có thể khiến bạn cảm thấy hoang mang với nhiều chỉ thị kéo dài giãn cách và số ca Fo không ngừng tăng lên. Điều quan trọng trong thời điểm này là phải biết cách bảo vệ bản thân và gia đình để ứng phó với đại dịch. Hãy giữ bình tĩnh, những thông tin sau có thể rất hữu ích với bạn khi tự điều trị COVID 19 tại nhà.

Mẹo tăng sức khỏe để phòng chống đại dịch COVID 19

  • Cung cấp năng lượng cho cơ thể bằng cách ăn uống lành mạnh, cân bằng và uống nhiều nước.
  • Cố gắng ngủ từ bảy đến tám giờ mỗi đêm
  • Tập thể dục hàng ngày
  • Hít thở sâu và vươn vai thường xuyên
  • Tránh các lối sống không lành mạnh, chẳng hạn như lạm dụng rượu hoặc ma túy, cờ bạc quá mức hoặc phớt lờ các khuyến cáo về sức khỏe cộng đồng
  • Thiết lập và duy trì một thói quen ở nhà
  • Sử dụng công nghệ để duy trì kết nối xã hội với những người thân yêu của bạn và cơ quan chức năng khi cần trợ giúp
  • Sử dụng các nguồn tin tức đáng tin cậy, tránh các thông tin không chính thống vì điều đó sẽ làm cho bạn cảm thấy lo lắng hơn.
  • Theo dõi các triệu chứng của bản thân: Nếu cơ thể có bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến các triệu chứng của COVID-19, hãy liên hệ với phường y tế gần nhất của bạn để được trợ giúp và hướng dẫn:

Làm gì khi tự điều trị COVID 19 tại nhà

Nếu bạn bị ốm và nghi ngờ mình đã bị mắc COVID-19, chúng tôi khuyên bạn nên ở nhà cách ly cho đến khi cả ba điều kiện sau được đáp ứng:

  • Ít nhất 10 ngày kể từ khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện
  • Ít nhất 24 giờ không sốt mà không dùng thuốc hạ sốt như acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil) và các triệu chứng đã được cải thiện.
  • Nếu bạn có kết quả dương tính với COVID-19 nhưng không có triệu chứng, hãy ở nhà cho đến khi bạn có kết quả xét nghiệm âm tính ít nhất 10 ngày.

Trong thời gian điều trị COVID 19 tại nhà hãy tuân thủ nguyên tắc cách ly với người khác

10 cách để bản thân mau chóng hồi phục khi điều trị COVID tại nhà

  1. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi và cơ thể yếu đi trong thời gian này là bình thường, đừng quá lo lắng vì năng lượng của bạn sẽ trở lại sau một thời gian nữa. Hãy ngủ và nghỉ ngơi nhiều nhất có thể
  2. Theo dõi các triệu chứng của bạn, có thể bao gồm: Sốt, ho, mất vị giác – khứu giác, khó thở và những triệu chứng khác
  3. Uống nhiều nước và chất lỏng (không chứa caffeine) để giữ cho nước tiểu của bạn có màu vàng nhạt hoặc trong. Nếu bạn bị bệnh thận, tim hoặc gan phải hạn chế chất lỏng, hãy hỏi bác sĩ trước khi tăng lượng chất lỏng tiêu thụ.
  4. Sử dụng đúng đơn thuốc và liều lượng theo khuyến cáo. Acetaminophen (Tylenol) và ibuprofen (Advil) có thể giúp kiểm soát cơn sốt, ho và giảm đau nhức cơ thể.
  5. Thực hiện theo các hướng dẫn chăm sóc từ nhà của cơ sở y tế địa phương
  6. Tránh tiếp xúc với người và vật nuôi trong nhà càng nhiều càng tốt. Duy trì khoảng cách xã hội ít nhất là 6 mét và đeo khẩu trang khi ở gần những người khác. Không ngủ hoặc ở cùng phòng với người khác. Sử dụng một phòng tắm (nếu có thể).
  7. Không dùng chung bộ khăn trải giường, khăn tắm, bát đĩa, đồ dùng hoặc hộp đựng đồ uống. Rửa bát, đũa bằng nước nóng để tiêu diệt vi rút
  8. Nói với những người liên hệ thân thiết của bạn rằng họ có thể đã tiếp xúc với COVID-19. Nếu bị nhiễm, bạn có thể lây lan COVID-19 bắt đầu từ 48 giờ (hoặc 2 ngày) trước khi có bất kỳ triệu chứng nào hoặc kết quả xét nghiệm dương tính.
  9. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây hoặc sử dụng chất khử trùng tay có chứa ít nhất 60% cồn. Đảm bảo rửa tay sau khi xì mũi, hắt hơi hoặc ho; sau khi sử dụng phòng tắm; và trước khi ăn hoặc chế biến thức ăn.
  10. Làm sạch và khử trùng các bề mặt tiếp xúc nhiều trong gia đình bạn hàng ngày, bao gồm cả nắm cửa, bàn, mặt bàn, công tắc đèn, bàn phím, điện thoại, điều khiển từ xa, màn hình cảm ứng, bồn cầu, vòi nước và bồn rửa.

Khi nào bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp y tế?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu khẩn cấp sau đây, hãy tìm kiếm trợ giúp y tế ngay lập tức:

  • Khó thở
  • Đau dai dẳng hoặc tức ngực
  • Mệt mỏi, không có khả năng tự ngồi dậy
  • Môi tái hoặc mặt hơi xanh

Nếu bạn gặp triệu chứng khó thở hoặc nặng hơn, ho càng ngày càng nhiều, cảm thấy mệt mỏi không thể vượt qua. Hãy gọi ngay cho phường y tế gần nhất và nói cho họ biết rằng bạn đang bị nhiễm COVID 19.

lam-gi-khi-tu-dieu-tri-covid-19-tai-nha

Trong khi tự điều trị COVID 19 tại nhà, nếu thấy có triệu chứng bất thường hãy gọi ngay cho y tế phường

Sau khi tiêm vaxin bao lâu thì có hiệu quả

Theo các nghiên cứu, phải mất một vài tuần để vaxin phát huy hiệu quả. Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy khả năng bảo vệ vắc-xin COVID là tối ưu từ khoảng hai tuần sau liều thứ hai của bạn. Điều này có nghĩa là:

  • Bảo vệ cơ thể khỏi các triệu chứng trở nặng của COVID 19
  • Nếu bạn bị nhiễm, chúng sẽ giảm số lượng vi rút mà bạn tạo ra.

Các chuyên gia cho rằng, vắc xin sẽ phát huy hiệu quả cao nếu như bạn đã được tiêm mũi thứ 2 tuy nhiên đừng quá chủ quan vì ngay cả khi tiêm 2 liều thì bạn vẫn có thể bị tái nhiễm. Chính vì thế, ngoài tiêm vắc xin hãy bảo vệ cơ thể một cách cẩn thận như chưa từng được tiêm.

>> Xem thêm: Vaxin AstraZeneca và Vaxin Pfizer cái nào tốt hơn ?

 – FSC tổng hợp –

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ THỰC PHẨM QUỐC TẾ FSC

Trụ sở: 40/6 Tô Ngọc Vân, KP.1, P.Thạnh Xuân, Q.12, Tp.Hồ Chí Minh.
Website: giayphepthucpham.vn
Fanpage:Kiến thức thực phẩm cho doanh nghiệp
Group: Cộng Đồng Doanh Nghiệp Thực Phẩm

Hotline 1: 0937.719.694 (Ms Phụng)
Hotline 2:
0903.809.567 (Mr An)

Email: lienheFSC@gmail.com
Phản ánh dịch vụ: 093.771.9694
Uy Tín - Chuyên Nghiệp - Hậu Mãi
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on email
Email
Share on print
IN

Dịch vụ của FSC

Kiến thức hỗ trợ doanh nghiệp

Tin tức liên quan

0931.800.522