Khi đại dịch COVID -19 bắt đầu bùng nổ, mọi người lo ngại về sự tồn tại của chủng virut này trong thực phẩm và bao bì chứa đựng chúng. Xuất phát từ lý do này, một số cơ quan an toàn thực phẩm đã tiến hành nghiên cứu để về đánh giá nguy cơ có thể tiềm ẩn này. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có bất kỳ một bằng chứng nào cho thấy chúng ta có thể nhiễm virut corona từ thực phẩm cả.
Con đường lây nhiễm chính của virut corona ( COVID – 19)
Con đường lây nhiễm chính của virut corona (covid – 19) là từ người sang người thông qua việc tiếp xúc với nhau bằng các giọt nước hắt hơi, sổ mũi khi trò chuyện. Do đó, nó không được coi là loại virut lấy truyền qua đường thực phẩm.
Chúng tôi đã khảo sát các tài liệu khoa học bàn luận về vấn đề an toàn toàn thực phẩm và SARS-CoV-2 bao gồm: sự tồn tại của vi rút, cách nó lây truyền và nó có thể bị bất hoạt trong thực phẩm và trên bề mặt tiếp xúc. Nhìn chung, các bằng chứng đều cho thấy không có nguy cơ lây nhiễm virut từ thực phẩm. Nhưng sự xuất hiện của nó đã gây ra sự gián đoạn cho chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu.
Có một nghiên cứu đặt ra câu hỏi: Liệu vi rút có lây truyền qua đường phân-miệng hay không ? Câu hỏi đặt ra vì một nghiên cứu đã tìm thấy sự xuất hiện của virus trong miếng gạc hậu môn và máu lấy từ bệnh nhân. Đây là một điểm quan trọng vì một trong những triệu chứng của COVID-19 là tiêu chảy. Tuy nhiên, cho đến nay không có báo cáo nào cho thấy vi rút lây truyền qua đường phân-miệng.
Hơn nữa, một số nghiên cứu đã kết luận rằng triệu chứng tiêu chảy ở bệnh nhân COVID – 19 nguyên nhân không phải bị nhiễm từ thực phẩm trước đó mà đúng hơn con đường xâm nhập của virut là đi từ hệ hô hấp đến hệ tiêu hóa.
Con đường lây nhiễm chính của virut corona ( Covid – 19) là từ người sang người
Điều kiện lý tưởng khiến virut corona (COVID – 19) tồn tại
Virus có xu hướng tồn tại tốt ở nhiệt độ thấp. SARS-CoV-2 có thể tồn tại ngay cả khi thực phẩm đang bị đóng băng. Nó có thể tồn tại ở mọi pH khác nhau (3 –10) ở nhiệt độ phòng. Nếu PH thấp hơn hoặc cao hơn khoảng này có thể làm cho virut bị bất hoạt. Điều này có nghĩa là nó không có khả năng tồn tại trong môi trường axit của dạ dày.
Cũng có khả năng mật độ virut tồn tại trong thực phẩm thấp và giống như các loại virut khác, chúng không có khả năng tăng cấp số nhân lên bên ngoài bề ngoài vật chủ của chúng. Do đó, nó sẽ không thể tồn tại mật độ lớn trong thực phẩm được. Đã có cơ sở cho rằng vi rút gây nhiễm trùng đường hô hấp này có thể lây truyền khi tiếp xúc gián tiếp qua môi trường. Điều này xảy ra khi một người chạm vào các bề mặt bị ô nhiễm và sau đó chạm vào miệng, mũi hoặc mắt của họ mà không được rửa tay sạch sẽ.
Nhiều nghiên cứu thử nghiệm về sự tồn tại của virut corona (covid – 19) trên các loại bề mặt khác nhau trong các điều kiện khác nhau đã được tiến hành. Virus này được phát hiện tồn tại trên các bề mặt khác nhau trong những khoảng thời gian khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện môi trường và mật độ virus ban đầu. Tuy nhiên, phải lưu ý rằng kết quả nghiên cứu khả năng sống sót của virut corona đang đề cập trong bài viết này được thực hiện trong phòng thí nghiệm có thể khác với thực tế ở bên ngoài. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ cũng như các cơ quan và tổ chức tương tự khác không coi các bề mặt bị nhiễm virus corona là con đường lây truyền chính của SARS-CoV-2.
Do đó, cho đến thời điểm hiện tại sự đồng thuận giữa các nhà nghiên cứu là SARS-CoV-2 không lây truyền qua thực phẩm và rất ít có khả năng lây truyền qua vật liệu đóng gói thực phẩm, nhưng nó có thể lây lan khi bạn chạm vào các bề mặt bị ô nhiễm và sau đó chạm vào miệng, mũi hoặc mắt của bạn. Do đó, điều quan trọng là phải làm sạch và khử trùng đúng cách các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm và rửa sạch tay đúng cách khi chạm vào chúng.
<< Xem thêm bài viết: COVID-19 và mối quan tâm về an toàn thực phẩm
Khử trùng và phòng ngừa virut corona ( COVID – 19)
SARS-CoV-2 thuộc họ virus có vỏ bọc coronavirus, khiến chúng nhạy cảm với chất tẩy rửa và nhiều loại thuốc diệt vi sinh vật khác, thậm chí còn nhạy cảm hơn cả nấm, vi khuẩn sinh dưỡng và nấm men.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lớp mỡ bao quanh virus bị phá vỡ, dẫn đến sự bất hoạt của virus khi sử dụng 0,1% natri hypoclorit (thuốc tẩy gia dụng pha loãng), 0,5% hydrogen peroxide và 62% –71% ethanol. Tất cả các giải pháp này đều làm giảm đáng kể SARS-CoV-2 trên bề mặt, sau một phút tiếp xúc.
Một số cơ quan đã công bố danh sách các chất khử trùng được phê duyệt để sử dụng chống lại SARS-CoV-2 trong các cơ sở công nghiệp, cụ thể là: Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ, Bộ Y tế Canada và Liên minh Châu Âu.
Kết luận: Rủi ro lớn nhất liên quan đến COVID-19 vẫn là lây truyền từ người sang người và truyền qua môi trường không khí tại nơi sản xuất, kinh doanh bán lẻ, dịch vụ ăn uống. Trên thực tế, đã có một số đợt bùng phát COVID-19 từ người sang người giữa các công nhân nông trại và trong các cơ sở chế biến thực phẩm.
Đại dịch COVID-19 đã gây ra sự gián đoạn lớn cho chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu
Đây là lý do tại sao chúng ta phải tuân thủ các biện pháp vệ sinh thích hợp bằng cách đeo thiết bị bảo vệ cá nhân thích hợp (chẳng hạn như khẩu trang) và thực hành vệ sinh tay đúng cách. Các công ty thực phẩm hay bất kỳ công ty nào khác cần đảm bảo rằng nhân viên của mình có ý thức tự giác về việc đeo khẩu trang, rửa tay, duy trì khoảng cách an toàn, thường xuyên làm sạch và khử trùng các bề mặt và dụng cụ tiếp xúc nhiều lần.
Tóm lại, việc phát hiện ra SARS-CoV-2 trên thực phẩm hoặc bao bì thực phẩm có thể gây lo ngại về an toàn thực phẩm, nhưng nó không cho thấy nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng. Do đó, nó không phải là cơ sở để hạn chế buôn bán thực phẩm hoặc thu hồi thực phẩm từ các công ty sản xuất có trường hợp bị nhiễm SARS-CoV-2. Vận hành chuỗi cung ứng theo cách an toàn, đảm bảo đủ nguồn cung sẽ là một phần quan trọng trong việc kiểm soát bất kỳ đại dịch nào trong tương lai.
Nguồn: https://theconversation.com/coronavirus-and-food-safety-what-the-studies-say-154097